Lấy cảm hứng từ 2 họa tiết quốc dân đặc trưng là hoa sen và trống đồng, những người thực hiện công trình đã uốn, vát, kết nối để tạo hình từ hàng chục nghìn cây tre mà không dùng đinh, ốc vít.
Công trình được thực hiện bởi kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa và đội ngũ cộng sự, thời gian hoàn thành trong 10 tháng. Để thực hiện công trình, nhóm kỹ sư chọn loại tre tầm vông Tây Ninh đảm bảo chiều dài, độ tuổi tre.
Công trình nằm gần tuyến lộ giao thông chính kết nối Bắc - Nam đảo Phú Quốc.
Cận cảnh phần mái của công trình nhà tre.
Công trình này nằm trong một khuôn viên rộng lớn, nơi có nhiều công trình nghệ thuật có lối kiến trúc và tạo hình ấn tượng.
Nhà tre được công nhận là “Công trình tre lớn nhất Việt Nam”. Đến đây, nhiều du khách ấn tượng trước sự tỉ mỉ, kỳ công cũng như độ hoành tráng của nhà tre này.
Không gian tươi mát quanh khu vực nhà tre với hồ nước, lối dành cho người đi bộ rợp bóng tre xanh.
"Đây là lần thứ hai tôi đến Phú Quốc, nhưng là lần đầu đến check-in tại nhà tre này. Trước đây tôi chỉ thấy công trình qua mạng xã hội, giờ được đến tận mắt, thấy mọi thứ thật ngoạn mục", du khách tên Thành cho biết.
Lối dẫn vào nhà tre có tạo hình mái vòm, được thực hiện kỳ công.
Bên trong nhà tre là không gian thoáng rộng, hiện trưng bày nhiều tác phẩm hội họa, điêu khắ,c phục vụ nhu cầu tham quan của người dân, du khách.
Phần đỉnh mái của nhà tre được tạo hình từ hàng chục nghìn cây tre.
Mối kết nối của những cây tre trong công trình được thực hiện bằng việc cột dây là chính, nhưng đảm bảo độ chắc chắn theo quy chuẩn kế hoạch của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa.
Những thanh tre được ghép nối thẳng tắp, đều đặn, vừa đảm bảo tính chắc chắc, thống nhất, vừa tạo hình nghệ thuật để phục vụ người tham quan.
"Cây tre không xa lạ với làng quê Việt Nam, nhưng khi đưa vào làm nguyên liệu để tạo ra công trình nghệ thuật này thì thật sự ấn tượng. Tôi thấy công trình này vừa hiện đại, lại có được cái hồn của làng quê Việt Nam", một du khách chia sẻ.
Công trình nhà tre về đêm.