Những người chạy bộ, người dắt chó đi dạo, và những gia đình tản bộ sau bữa tối là cảnh tượng thường thấy dọc sông Lạng Mã ở Bắc Kinh (Trung Quốc).
Tuy nhiên, gần đây hầu như không thấy ai quanh khu vực này, theo Straits Times.
Bắc Kinh vắng lặng
Tại thủ đô Trung Quốc, các công viên, xe buýt và tàu điện ngầm cũng trở nên vắng vẻ hơn, giao thông thông thoáng trên Đường vành đai 2 của Bắc Kinh, nơi nổi tiếng ùn tắc vào những ngày bình thường.
Bắc Kinh sầm uất, thành phố với 22 triệu dân, vắng vẻ khi hàng loạt người rời thành phố, trở về nhà để đón mừng Tết Nguyên Đán “thực sự” đầu tiên kể từ đại dịch Covid-19.
Một quán cà phê 30 chỗ dọc sông Lạng Mã, nơi thường thu hút khách từ các tòa nhà văn phòng, khu dân cư và đại sứ quán nước ngoài xung quanh, chỉ bán được hai ly đồ uống vào sáng 6/2.
“Doanh số thấp hơn khoảng 90% so với thông thường của chúng tôi”, nhân viên phục vụ Li Feifei, 28 tuổi, cho hay. Cô cho biết thêm rằng quán cà phê thường đông khách nhất vào buổi sáng.
“Chúng tôi tưởng rằng khách sẽ còn đông ít nhất một ngày trước đêm giao thừa - thời điểm các gia đình tề tựu bên bữa tối đoàn tụ. Nhưng có vẻ như không ai có tâm trạng làm việc hoặc đã về nhà sớm”.
Mong mỏi Tết sum vầy bên gia đình
Cuộc di cư hàng năm lớn nhất trên thế giới, cơn sốt lữ hành Tết Nguyên Đán hàng năm của Trung Quốc, được gọi là Xuân Vận, dự kiến phá kỷ lục lần này.
Số lượng chuyến đi trong đợt Xuân Vận 40 ngày, từ 26/1 đến 5/3, dự kiến đạt kỷ lục v9 tỷ - bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy hoặc đường hàng không.
Con số này sẽ gần gấp đôi so với 4,07 tỷ chuyến đi Xuân Vận vào năm 2023.
Sự gia tăng này diễn ra một năm sau khi Trung Quốc cuối cùng đã dỡ bỏ các hạn chế nghiêm ngặt về Covid-19 vào cuối năm 2022.
Đối với Năm con Rồng sắp tới, được coi là con vật tốt lành nhất trong các cung hoàng đạo của Trung Quốc, không điều gì có thể ngăn cản hàng triệu người Trung Quốc trở về quê hương hoặc đi nghỉ lễ để ăn mừng lễ hội mùa xuân.
Theo đài truyền hình nhà nước Trung Quốc, tổng cộng 480 triệu chuyến tàu, phương thức vận tải chính ở Trung Quốc, dự kiến di chuyển trên khắp đất nước trong mùa Xuân Vận - tăng 38% so với năm 2023 và tăng 17% so với năm 2019 trước đại dịch.
Baker Gao Yuan, 29 tuổi, “thực sự vui mừng” được trở về thành phố Karamay ở Tân Cương, một khu tự trị ở phía tây bắc Trung Quốc.
Đây sẽ là chuyến về nhà đầu tiên vào dịp Tết Nguyên đán kể từ lần đầu tiên cô đến Bắc Kinh làm việc vào năm 2019.
Trong khi đó, cô Li, làm phục vụ bàn ở Bắc Kinh, đang mong chờ thời gian nghỉ làm và về nhà ở thành phố Thiên Tân lân cận, cách thủ đô khoảng một tiếng rưỡi lái xe, để đốt pháo đón Tết cùng gia đình.
Pháo bị cấm ở Bắc Kinh.
Cô nói: “Không có pháo, thực sự không giống Tết Nguyên Đán”.
Li nhớ lại những người lớn tuổi trong gia đình cô thường đưa cho trẻ con thuốc lá để đốt pháo hoa vì “họ không cho chúng tôi dùng diêm hay bật lửa”.
“Theo thời gian, tôi luôn liên tưởng mùi nicotine với pháo nổ”, Li - một người không hút thuốc - vừa cười vừa chia sẻ với Straits Times.
Một số người ngoại tỉnh nhưng chọn ở lại Bắc Kinh.
Anh Wu Bo, 37 tuổi, một nhân viên bán bảo hiểm đã sống ở Bắc Kinh 12 năm, đang mong chờ chuyến thăm của mẹ anh từ quê hương Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang ở phía đông bắc Trung Quốc.
“Tôi nhớ món luan dun của mẹ và mẹ con tôi sẽ ăn món này trong bữa tối đoàn tụ”, anh Wu nói, đề cập đến món hầm đặc sản từ vùng đông bắc Trung Quốc thường có khoai tây, cà tím và sườn.
Mẹ Wu đã quyết định đến thăm anh ở Bắc Kinh, vì vé máy bay và vé tàu đến Cáp Nhĩ Tân “đặc biệt khó mua do cơn sốt Lễ hội băng tuyết hàng năm của thành phố”.
“Hơn nữa, nhà chỉ có tôi và mẹ”, anh nói thêm.
Truyền thông địa phương đưa tin kỷ lục ba triệu người đã đến lễ hội nổi tiếng thế giới trong ba ngày từ ngày 30/12/2023 đến ngày 1/1/2024 và du khách vẫn tiếp tục đổ tới thành phố Cáp Nhĩ Tân. Lễ hội dự kiến kết thúc vào cuối tháng 2.
Anh Wu nói: “Tôi sẽ để du khách tận hưởng những gì tôi đã trải nghiệm khi lớn lên ở đó và dành khoảng thời gian yên tĩnh bên mẹ tôi ở Bắc Kinh trong kỳ nghỉ này”.