Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (mã PVD-HOSE) vừa thông báo một loạt giao dịch cổ phiếu của tổ chức có liên quan đến người nội bộ PVD.
Cụ thể: CTCP Quản lý quỹ VinaCapital đăng ký mua 30.000 cổ phiếu; Công ty TNHH Bảo hiểm Hanwha Life Việt Nam đăng ký mua 100.000 cp; Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ CHUBB Việt Nam đăng ký mua 150.000 cổ phiếu PVD; Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Generali Việt Nam đăng ký mua 250.000 cổ phiếu; Quỹ đầu tư cổ phiếu Hưng Thịnh VinaCapital đăng ký mua 900.000 cổ phiếu PVD; Qũy Đầu tư Cân bằng Tuệ sáng VinaCapital đăng ký mua 270.000 cổ phiếu PVD;
Được biết cả 6 tổ chức trên đều có liên quan đến ông Hoàng Xuân Quốc - thành viên HĐQT PV Drilling. Ông Quốc hiện giữ vai trò là giám đốc tại các pháp nhân này. Tất cả các giao dịch trên được thực hiện theo phương thức khớp lệnh/thỏa thuận từ ngày 31/8 - 29/9/2023.
Đáng chú ý, trước đăng ký giao dịch, cả 6 tổ chức trên đều không sở hữu bất kỳ cổ phiếu PVD nào.
Trên thị trường, cổ phiếu PVD hiện giao dịch tại mức 24.550 đồng/cp (kết phiên sáng 28/8) - tăng 38% từ đầu năm. Như vậy, với số lượng đăng ký mua 1,7 triệu cổ phiếu, tạm tính các pháp nhân có liên quan đến thành viên HĐQT PV Drilling cần chi số tiền gần 42 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch.
Về kết quả kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2023, PVD đạt 2.637 tỷ đồng doanh thu - đi ngang so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 207 tỷ đồng - tăng đột biến so với số lỗ 149 tỷ đồng cùng kỳ.
Mới đây, CTCP Chứng khoán VietCap (VCSC) đã nâng giá mục tiêu thêm 1,0% lên 30.300 đồng/cổ phiếu và duy trì khuyến nghị "khả quan" cho PVD và VCSC điều chỉnh tăng nhẹ đối với giá mục tiêu là do chúng tôi nâng dự báo tổng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số báo cáo trong giai đoạn 2023-2027 thêm 1,4% (tương ứng tăng 30,9%/0,4%/0,2% cho các năm 2023/2024/2025).
Ngoài ra, VCSC nâng dự báo tổng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số báo cáo cho giai đoạn 2023-2027 chủ yếu do chúng tôi điều chỉnh giảm 0,4% giả định tổng chi phí hoạt động cho giai đoạn 2023-2027.
Đồng thời, nâng dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số báo cáo năm 2023 thêm 30,9% lên 16,8 triệu USD (401 tỷ đồng) do chúng tôi giả định biên lợi nhuận gộp cao hơn đối với mảng khoan và dịch vụ giếng khoan cũng như giả định lợi nhuận ròng khác cao hơn của chúng tôi. Chúng tôi duy trì kỳ vọng cho đà phục hồi mạnh trong năm 2023, được dẫn dắt bởi giá thuê ngày trung bình giàn khoan tự nâng (JU) của PVD tăng 20% YoY đạt 78.000 USD và hiệu suất hoạt động là 96% so với 85% trong năm 2022.
VCSC cũng kỳ vọng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số cốt lõi của PVD sẽ tăng 2,5 lần YoY trong năm 2024, nhờ dự báo giá thuê ngày trung bình giàn JU tăng 20% YoY đạt khoảng 95.000 USD và đà phục hồi của mảng dịch vụ giếng khoan cũng như hoạt động thăm dò và khai thác trong nước được cải thiện.
VCSC cho biết, PVD có định giá hấp dẫn với P/E dự phóng các năm 2024/2025 lần lượt là 16,7 lần/10,3 lần (PEG 3 năm là 0,5 dựa trên dự phóng của chúng tôi về tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) EPS giai đoạn 2023-2026 là 76%) và VCSC cho rằng triển vọng tăng trưởng lợi nhuận khả quan của PVD phù hợp với mức P/E (dự báo 2023) cao của công ty.
Theo VCSC yếu tố hỗ trợ: Đầu tư vào giàn JU mới; giá thuê ngày giàn JU của PVD và hoạt động thăm dò & khai thác trong nước phục hồi nhanh hơn dự kiến; nhận được bồi thường từ việc chấm dứt hợp đồng trong quý 3/2023. Mặt khác, rủi ro đối với PVD là sự trì hoãn trong việc trao quyết định đầu tư cuối cùng cho dự án Lô B; chi phí hoạt động cao hơn dự kiến; giá dầu giảm ảnh hưởng đến giá thuê ngày.