Giá xuất khẩu phân bón trung bình đạt 644,9 USD/tấn, tăng mạnh 41,4% về khối lượng, tăng 167,9% về kim ngạch và tăng 89,4% về giá so với 8 tháng đầu năm 2021.
Riêng tháng 8/2022, cả nước xuất khẩu 117.973 tấn phân bón các loại, đạt 70,57 triệu USD, giá 598,2 USD/tấn, tăng 4,7% về khối lượng, nhưng giảm 6% kim ngạch và giảm 10,3% về giá so với tháng 7/2022; So với tháng 8/2021 thì tăng mạnh cả lượng, kim ngạch và giá, với mức tăng tương ứng 41,5%, 117,5% và 53,7%
Thị trường xuất khẩu chính của phân bón Việt Nam vẫn là Campuchia. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, thị trường Campuchia chiếm 27,5% trong tổng khối lượng và chiếm 22,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước với 337.478 tấn, tương đương 180,4 triệu USD, giá trung bình 534,6 USD/tấn, giảm 7,8% về lượng, nhưng tăng 34,9% kim ngạch và tăng 46,2% về giá so với cùng kỳ năm 2021. Riêng tháng 8/2022 xuất khẩu sang thị trường này tăng 22,8% về khối lượng, tăng 44,7% về kim ngạch và tăng 17,8% về giá so với tháng 7/2022, đạt 39.735 tấn, tương đương 20,1 triệu USD.
Doanh nghiệp xuất khẩu phân bón lớn vào thị trường Campuchia là Công ty CP Phân bón Bình Điền. Ông Ngô Văn Đông, Tổng giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền cho biết, năm 2022, lượng xuất khẩu phân bón dự kiến giảm tới 40% một phần do giá phân bón hiện tăng cao nên nông dân Campuchia chuyển sang dùng các phân bón rẻ tiền hơn. Ngoài ra, với giá phân bón cao như hiện nay, vấn nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng đang diễn ra phức tạp tại thị trường Campuchia khiến việc tiêu thụ phân bón Bình Điền khó khăn cho dù công ty đã giảm 10% giá xuất khẩu. Vì vậy, dự kiến xuất khẩu phân bón cả năm nay của Bình Điền chỉ bằng khoảng 70% so với thực hiện năm 2021.
Hiện Bình Điền cũng đang tìm kiếm thị trường xuất khẩu thay thế như Lào, Myanmar để bù đắp sản lượng xuất khẩu sang Campuchia đang bị sụt giảm.
Thứ hai là thị trường Hàn Quốc đạt 84.493 tấn, tương đương 63,17 triệu USD, giá trung bình 747,6 USD/tấn, tăng mạnh 427% về lượng, tăng 1.385% kim ngạch và 181,8% về giá, chiếm trên 7% trong tổng khối lượng và chiếm 8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước.
Thứ ba là thị trường Malaysia đạt 105.677 tấn, tương đương 54,8 triệu USD, giá trung bình 518,6 USD/tấn, tăng 59,3% về lượng và tăng 287,7% kim ngạch, giá tăng 143,3%, chiếm 8,6% trong tổng khối lượng và chiếm 6,9% trong tổng kim ngạch.
Thứ tư là thị trường Philippines đạt 62.877 tấn, tương đương 48,97 triệu USD, giá trung bình 778,9 USD/tấn, tăng mạnh 92% về lượng, tăng 328,5% kim ngạch, giá tăng 123%, chiếm trên 5% trong tổng khối lượng và chiếm 6% trong tổng kim ngạch.