HIện nay, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều đã nhận thấy giá trị của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trong cách mạng hóa hoạt động sản xuất. Theo Gartner, 74% các nhà sản xuất tin rằng sản xuất thông minh sẽ tăng khả năng cạnh tranh của họ so với các đối thủ trên thị trường. Theo đó, nhà máy thông minh là một phần của quá trình chuyển đổi công nghệ của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Công nghiệp 4.0) được thúc đẩy bởi chuyển đổi kỹ thuật số và tự động hóa thông minh.
Trong một nhà máy thông minh, máy móc, sức mạnh điện toán và giao tiếp sẽ được kết nối với nhau. Nhà máy thông minh cần được trang bị các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học để phân tích dữ liệu, điều khiển các quy trình tự động và học hỏi trong quá trình hoạt động.
Rõ ràng mô hình nhà máy thông minh đang ngày càng phổ biến, tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần thận trọng với những cạm bẫy khi bắt đầu hành trình chuyển đổi kỹ thuật số. Chính vì vậy, các lãnh đạo cần nhận thức rõ ràng và chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo doanh nghiệp của mình triển khai hiệu quả nguồn vốn cho các công nghệ sản xuất thông minh này.
Dưới đây là ba sai lầm mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên chú ý trước khi bắt đầu thực hiện xây dựng nhà máy thông minh.
SỬ DỤNG DỮ LIỆU KHÔNG HIỆU QUẢ
Các nhà máy thông minh thường sử dụng các thiết bị được trang bị cảm biến IIoT(Internet vạn vật công nghiệp) để giám sát các quy trình sản xuất quan trọng và thu thập dữ liệu trực quan. Bằng cách thu thập dữ liệu này thông qua thiết bị, hoạt động sản xuất sẽ được tối ưu hóa để đạt tăng cường hiệu quả, năng suất, chất lượng hơn.
Cũng chính vì vậy, ở giai đoạn đầu chuyển đổi nhà máy thông minh, các doanh nghiệp sẽ cảm thấy choáng ngợp với lượng lớn dữ liệu được thu thập từ nhiều bộ cảm biến từ khu vực sản xuất. Việc sàng lọc dữ liệu để phân tích và bối cảnh hóa dữ liệu là không thực tế vì sẽ tốn thời gian và không hiệu quả.
Chính vì vậy, dữ liệu nhà máy thông minh phải được trực quan hóa và tổ chức một cách rõ ràng để dữ liệu trở nên hữu ích với các nhà sản xuất. Bằng cách tận dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML), dữ liệu có thể được phân tích và trích xuất thành thông tin chi tiết theo thời gian thực để giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt. Nếu được triển khai đúng cách, dữ liệu có thể được tận dụng để ngăn chặn sự cố ngay cả trước khi chúng xảy ra từ đó hoạt động phát triển sản xuất của doanh nghiệp càng gặp ít trở ngại.
THIẾU KẾT NỐI CÁC BÊN TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI
Huyết mạch của sản xuất thông minh Công nghiệp 4.0 là khả năng kết nối và cộng tác bên ngoài các bức tường của nhà máy. Chính vì vậy, khi quyết định bắt đầu cuộc hành trình xây dựng một nhà máy thông minh, các lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần ưu tiên giao tiếp và cộng tác minh bạch với các đối tác và khách hàng trong chuỗi cung ứng.
Một hệ thống rời rạc, thiếu thống nhất giữa các bên có thể ngăn cản các nhà sản xuất trải nghiệm đầy đủ lợi ích của công nghệ thông minh. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên triển khai các giải pháp cho phép chia sẻ dữ liệu và hiển thị cho toàn tổ chức. Bằng cách sử dụng nền tảng đám mây, các nhà sản xuất có thể mở rộng khả năng kết nối ra khỏi phạm vi doanh nghiệp và tăng khả năng hiển thị cũng như truy xuất nguồn gốc của vật liệu sản xuất.
Một nhà máy thông minh thực sự sẽ không bị giới hạn ở một cơ sở. Thay vào đó, nhà máy phải tích hợp quy trình sản xuất với các chuỗi cung ứng và toàn bộ doanh nghiệp liên quan để tạo ra một môi trường kinh doanh kết nối và tối ưu hóa.
VỘI VÃ TRONG MỞ RỘNG QUY MÔ
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang tìm cách thiết lập nhà máy thông minh không nên cho rằng việc chuyển đổi số hoạt động sản xuất đòi hỏi phải thay đổi ngay lập tức và toàn diện. Cách tiếp cận này không khả thi vì sẽ gây ra thời gian chết cho các công ty trong khi triển khai các công nghệ mới. Trong khi đó, mở rộng quy mô với tốc độ vừa phải không chỉ cho phép nhân viên có thêm thời gian để học cách sử dụng đúng thiết bị mới mà còn để họ thực hiện các quy trình một cách thuần thục.
Cách tốt nhất để chuyển đổi sang Công nghiệp 4.0 là tạo ra các bước chiến lược và có thể quản lý được, đồng thời dành thời gian để xem xét tiến trình trong suốt quá trình. Điều này sẽ cho phép các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hình dung cách chuyển đổi kỹ thuật số của họ đang gia tăng giá trị cho quy trình sản xuất của họ.
Các nhà sản xuất nên bắt đầu với quy mô nhỏ sau đó từ từ mở rộng phạm vi hoạt động sau khi đã thực hiện các điều chỉnh cần thiết. Khi đã thành công, giải pháp mới có thể được mở rộng sang các dây chuyền sản xuất và các nhà máy khác để tạo ra hiệu quả tốt hơn.
Nhà máy thông minh là giải pháp không ngừng phát triển cho các doanh nghiệp đang tìm cách chuyển đổi kỹ thuật số. Việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến vào một nhà máy sẽ giúp các nhà lãnh đạo khai thác và phát triển hiệu quả những tiềm năng phát triển vô tận của các nguồn lực sản xuất. Bằng cách tránh những sai lầm nêu trên, đầu tư vào công nghệ Công nghiệp 4.0 có thể cho phép các nhà sản xuất nâng cao hiệu quả và tạo sự khác biệt trong một hệ sinh thái không ngừng đổi mới mỗi ngày.