Thời gian gần đây, nước ra ghi nhận một số ca mắc bệnh bạch hầu. Mức độ lây lan của dịch này liệu có nguy hiểm như Covid-19?
Thời gian gần đây, nước ra ghi nhận một số ca mắc bệnh bạch hầu. Mức độ lây lan của dịch này liệu có nguy hiểm như Covid-19?
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nhóm B, lây truyền nhanh và có thể không qua khỏi nhưng không đến mức đặc biệt nguy hiểm. Bệnh lây truyền rất nhanh như Covid-19 khi chưa có vaccine phòng bệnh.
Cụ thể, bệnh bạch hầu có tỷ suất tái tạo căn bản R0 tối đa là 4 hoặc 5 (các nghiên cứu cho thấy R0 từ 1,7 đến 4,3), có nghĩa là quần thể hoàn toàn cảm thụ với bạch hầu (chưa ai từng tiêm vaccine) thì một người bệnh lây cho trung bình không quá 5 người. Trong khi đó, Covid-9 biến thể Delta và Omicron R0 là hơn 8.
Hơn nữa, Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia được triển khai tại Việt Nam từ năm 1981 với mức độ bao phủ cao nên tỷ lệ người dân còn cảm thụ với bạch hầu là thấp. Ngoài ra, bạch hầu có tác nhân là vi khuẩn và đáp ứng với điều trị kháng sinh (như Penicillin và Erythromycin) nên có thể kiểm soát nguồn lây bằng phát hiện sớm và điều trị cho bệnh nhân.
Các trung tâm kiểm soát bệnh tật cũng thực hiện tích cực việc truy vết nên bạch hầu sẽ không thể lan rộng như Covid-19.
Bệnh bạch hầu xảy ra chủ yếu ở khu vực đó tỷ lệ tiêm chủng thấp. Thông thường các vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ tiêm chủng thấp nên ca bệnh thường xảy ra ở đây. Tuy nhiên, nếu ở khu vực có đầy đủ cơ sở y tế nhưng người dân chủ quan không tiêm chủng đầy đủ, các ca bệnh vẫn có thể xảy ra và không qua khỏi.