Đối với nhóm kim loại quý, giá bạc ghi nhận phiên suy yếu thứ 2 liên tiếp, giảm 1,53% xuống còn 19,26 USD/ounce.
Bạch kim kết thúc phiên giao dịch giằng co, đóng cửa tại mức giá 903,7 USD/ounce sau khi giảm 0,19%.
Tâm lý lo ngại về mức lãi suất tiếp tục gia tăng mạnh mẽ kéo theo viễn cảnh suy thoái kinh tế đang cản trở lực mua trên thị trường kim loại quý.
Những thông tin kinh tế mới nhất đang làm nới rộng không gian thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tương lai, đồng USD tăng nhẹ cũng đã gây sức ép tới giá bạc và bạch kim trong phiên.
Đối với nhóm kim loại cơ bản, lo ngại về suy thoái kinh tế đang đè nặng lên triển vọng tiêu thụ kim loại cơ bản trong tương lai.
Giá đồng COMEX ghi nhận phiên suy yếu thứ 3 liên tiếp với mức giảm 0,84% xuống 3,49 USD/pound.
Chỉ số sản xuất Fed Philadelphia trong tháng 9 bất ngờ xuống dưới mức tham chiếu 0, đạt -9.9 điểm, phản ánh bức tranh sản xuất tiêu cực hơn trong tháng này và gây sức ép tới giá đồng trong phiên.
Nhôm LME là mặt hàng duy nhất trong nhóm ghi nhận đà tăng trong bối cảnh khu vực châu Âu (EU) tiếp tục đối mặt với cuộc khủng hoảng điện trầm trọng, làm cản trở quá trình sản xuất nhôm vốn tiêu tốn rất nhiều năng lượng.
Theo Hiệp hội ngành công nghiệp Eurometaux, khoảng một nửa công suất nhôm của khu vực EU đã bị loại bỏ trước tình trạng này, làm gián đoạn nguồn cung và hỗ trợ cho giá tăng trong phiên.
Trên thị trường nội địa, thép hôm nay giữ ổn định sau phiên tăng thứ ba liên tiếp từ 31/8, tăng mạnh nhất gần 900.000 đồng/tấn với tổng mức tăng của giá thép sau 3 lần liên tiếp từ 31/8 đến nay là hơn 2 triệu đồng/tấn.
Thép Việt Nhật tăng lần lượt 880.000 đồng/tấn và 470.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại thép này lần lượt là 15,02 triệu đồng/tấn và 15,22 triệu đồng/tấn.
Tại khu vực miền Bắc, thép Hòa Phát điều chỉnh tăng 400.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240, còn thép thanh vằn D10 CB300 giữ nguyên với 15,12 triệu đồng/tấn. Sau điều chỉnh, giá CB240 là 14,82 triệu đồng/tấn.
Với thép Việt Ý, CB240 và D10 CB300 lần lượt tăng 400.000 đồng/tấn và 110.000 đồng/tấn lên 15,12 triệu đồng/tấn và 15,33 triệu đồng/tấn.
Về thép Việt Đức, hai loại thép trên tăng 400.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn lên 15,12 triệu đồng/tấn và 15,63 triệu đồng/tấn.
Với thép Kyoei, giá CB240 và D10 CB300 theo thứ tự là 15,12 triệu đồng/tấn và 15,38 triệu đồng/tấn sau khi tăng lần lượt 480.000 đồng/tấn và 130.000 đồng/tấn.
Với thép Miền Nam, giá CB240 và D10 CB300 theo thứ tự là 15,43 triệu đồng/tấn và 15,83 triệu đồng/tấn sau khi lần lượt tăng 410.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn.
Về thép Thái Nguyên, hai loại trên là 15,2 triệu đồng/tấn và 15,66 triệu đồng/tấn sau khi tăng 580.000 đồng/tấn và 490.000 đồng/tấn.
Như vậy, đây là lần tăng giá thứ 3 liên tiếp của giá thép trong nước kể từ ngày 31/8, với tổng mức tăng khoảng hơn 2 triệu đồng/tấn.
Trước đó, giá thép trong nước đã trải qua 15 lần giảm giá liên tiếp kể từ 11/5 với mức giảm giá cao nhất lên tới gần 6 triệu đồng/tấn.
Hiện giá thép trong nước dao động quanh mốc 15 triệu đồng/tấn tùy loại thép và thương hiệu.