Cụ thể, chỉ số Dow Hones tăng 641,47 điểm (2,15%) lên 30.530,25 điểm; S&P 500 tăng 89,95 điểm (2,45%) lên 3.764,79 điểm; Nasdaq 100 tăng 270,95 điểm (2,51%) lên 11.069,30 điểm.
Theo CNBC, nhiều nhà đầu tư lo ngại đà phục hồi có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn do những lo ngại về suy thoái vẫn hiện hữu. Một số khác cho rằng áp lực lạm phát và quá trình định giá lại sẽ khiến cổ phiếu tiếp tục bị bán.
“Câu chuyện là đây chỉ là một đợt tăng hay thị trường đã chạm đáy. Tôi nghĩ rằng đây là một đợt phục hồi nhưng chưa phải là đấy vì một số nhà đầu tư đang đầu cơ dựa trên nỗi sợ hãi”, Sam Stovall, chiến lược gia tại CFRA Research, cho biết.
Vị này nhận định S&P 500 có thể giảm xuống khoảng 3.200 điểm trước khi phục hồi hoặc giảm hơn 30% so với mức kỷ lục. Chỉ số S&P 500 đã giảm khoảng 5,8% vào tuần trước, mức giảm tính theo tuần lớn nhất kể từ tháng 3/2020.
Những đợt tăng giá như phiên 21/6 đã trở nên phổ biến trong thị trường gấu. Kể từ khi thị trường bước vào downtrend từ đầu tháng 1, S&P 500 đã có 10 lần tăng trên 2%. Tuy nhiên, chỉ số nhanh chóng lao dốc và được giao dịch ở mức thấp hơn.
Một số nhà đầu tư tin rằng đợt tăng này sẽ có vai trò bước ngoặt khi không có tin tức rõ ràng hay chất xúc tác nào thúc đẩy.
Nhóm cổ phiếu năng lượng diễn biến khởi sắc trong S&P 500, tăng khoảng 5,1% sau khi giá dầu thế giới tiếp tục tăng. Đến nay, hợp đồng dầu Brent tương lai tăng 0,46% lên 114,65 USD /thùng trong khi WTI tăng gần 1% lên 110,65 USD /thùng.
Cổ phiếu của các công ty dầu mỏ như Diamondback Energy và Exxon Mobil tăng lần lượt 8,2%, 6,2%. Schlumberger và Phillips 66 tăng khoảng 6%, Halliburton tăng 5,9%.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn cũng có diễn biến tích cực, điển hình như Alphabet (4,1%), Apple (3,3%) hay Amazon (2,3%).
Tại thị trường kim loại quý, giá vàng thế giới tiếp tục giảm 6,5 USD /ounce (-0,36%) xuống 1.826 USD /ounce. Kể từ giữa tháng 4, giá vàng liên tục hạ nhiệt và đang được giao dịch dưới ngưỡng 1.900 USD /ounce, thời điểm chiến sự giao tranh ở Ukraine nổ ra.