Phiên sáng nay, thị trường giao dịch với tâm lý hết sức bi quan khi áp lực bán mạnh xuất hiện ở hầu khắp các cổ phiếu có vốn hóa lớn. Dù các chỉ số chính trên thị trường đã đồng loạt tăng điểm trong những phút đầu phiên, VN-Index tăng 3,92 điểm, giao dịch quanh mức 1,133 điểm.
Sau 9h30 phút, thanh khoản hai sàn niêm yết tăng cao đột biến lên mức kỷ lục kể từ tháng 8/2022 khi khớp lệnh vượt quá ngưỡng 12.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức giao dịch khổng lồ này lại đến từ bên bán, khiến đa số cổ phiếu giảm giá. Khoảng thời gian trước 10h, VN-Index đã “rơi tự do” giảm trên 12 điểm. Tạm kết phiên, VN-Index giảm 5,61 điểm.
Bước vào phiên chiều, thị trường tiếp tục rung lắc. Hiện tượng bán vẫn áp đảo trên diện rộng, kéo dài xuyên suốt, khiến VN-Index giằng co dưới tham chiếu quanh mốc 1.121 đến 1.124 điểm. Cho đến sau 14h, thị trường mới dần hồi phục. 5 phút cuối phiên ATC, VN-Index mới “thoát hiểm” vượt khỏi tham chiếu, đóng cửa trong sắc xanh.
Kết phiên, VN-Index tăng 2,65 điểm (+0,23%) dừng tại 1.132,03 điểm. Phía HNX-Index không kịp vượt hiểm đóng cửa dưới tham chiếu giảm 0,53 điểm (-0,23%) xuống 231,01 điểm. Tương tự, UPCOM-Index cũng giảm 0,11 điểm (-0,13%) còn 85,60 điểm.
Khối cổ phiếu có vốn hóa lớn VN30, về cuối phiên kéo lên được 18 mã cổ phiếu tăng giá, 4 mã tham chiếu áp đảo 8 mã giảm giá. Trong khi, VNM, GVR cùng MWG tích cực kéo điểm tăng cho chỉ số, thì VHM, STB và HPG tiêu cực lấy đi của VN-Index hơn 1 điểm.
Dòng tiền phiên hôm nay rất tích cực, nhưng nhìn chung đến từ bên bán, tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường đạt 23.530 tỷ đồng. Tại sàn HoSE giá trị giao dịch đạt 20,3 nghìn tỷ đồng, ứng với hơn 1 tỷ đơn vị cổ phiếu được sang tay trong phiên.
Mặt khác, khối nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục gây sức ép lên thị trường, khối này đã bán ròng 357,8 tỷ đồng trên cả 3 sàn. Trong đó, sàn HoSE bị bán ròng lên đến 448,5 tỷ đồng. Cổ phiếu VNM chịu áp lực bán ròng mạnh nhất toàn thị trường với giá trị 109 tỷ đồng; theo sau VRE, VPB cũng bị bán mạnh lần lượt 75 và 56 tỷ đồng mỗi cổ phiếu.
Tại chiều mua, cổ phiếu VHM được rót ròng 35 tỷ đồng, các cổ phiếu khác được mua ròng với giá trị trên 20 tỷ đồng còn có GEX, FRT, PNJ, HPG.
Cổ phiếu ngân hàng chốt phiên khá trầm lắng, khi toàn nhóm chỉ có 6 mã tăng giá, đa phần biến động trong biên độ hẹp dưới 1%. Các mã dao động mạnh hơn có thể kể đến TCB +1,22%, ACB +1,6%, OCB +1,08%,… cùng với 7 mã đứng giá. Trong khi STB -2,31%, MSB -1,54%, SHB -0,39%, TPB -0,27%,…
Nối tiếp ngay sau là nhóm cổ phiếu bất động sản nằm dưới tham chiếu với 36 mã giảm giá trên cho 22 mã tăng. Trong khi VHM -0,89%, VRE -0,56%, ITA -1,58%, CRE -2,31%, QCG và EVG đều giảm kịch sàn; thì BCM +0,87%, NVL +2,76%, DIG +1,32%, VCG +1,64%, HDG +1,42%,…
Cổ phiếu chứng khoán cũng đảo chiều sau thời gian dài được nhà đầu tư ưu ái xuống tiền. Theo đó, SSI -0,77%, VND -1,78%, HCM -0,7%, VIX -5,74%, FTS -2,4%, ORS -1,92%,… Nhóm sản xuất cũng phân hóa. Khi sắc xanh ghi nhận ở VNM +2,17%, MSN +0,52%, GVR +3,16%, DHG +4,28%, DCM +1,13%, DPM +2,18%,... Ngược lại, sắc đỏ ghi nhận ở HPG -0,79%, SAB -0,32%, BHN -0,11%, NKG -0,55%, ANV -1,42%,...
Cổ phiếu năng lượng trong tình trạng tương tự khi GAS +0,84%, PLX +0,13% còn POW -0,36%, PGV -1,98%,…Cổ phiếu bán lẻ và hàng không lại giao dịch khá tích cực: MWG +3,38%, PNJ +0,79% và FRT +1,77%; VJC +0,11% còn HVN +1,75%,…