Thị trường chứng khoán tuần qua chứng kiến kỷ lục buồn giảm 5 phiên liên tiếp, kéo VN-Index về mốc gần 1.100 điểm.
Kết phiên giao dịch cuối tuần: VN-Index quay đầu ngoạn mục tăng nhẹ 6,04 điểm, dừng ở mức 1.132,11 điểm rút ngắn khoảng cách mất gần 90 điểm xuống mất tổng cộng trên tuần 71,17 điểm tương ứng với giảm 5,91%. Chỉ số HNX-Index cũng theo đà chung hồi phục điểm nhưng chỉ tăng rất nhẹ 0,84 điểm dừng ở mức 250,25 điểm, cả tuần chỉ số này giảm 5,37%, giảm 14,19 điểm.
Xét về khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HoSE tăng 16,95% đạt hơn 528 triệu cổ phiếu/phiên so với tuần trước. Sàn HNX tăng 6,63%, đạt trung bình 63 triệu cổ phiếu/phiên giao dịch.
Thống kê giao dịch trên HoSE.
Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam có một tuần giao dịch giảm điểm rất tiêu cực, hầu hết các chỉ số trên thị trường đồng loạt giảm mạnh. Đặc biệt là giá trị mất điểm đều rơi vào các mã cổ phiếu có vốn hóa lớn, vốn là trụ đỡ dẫn dắt, gánh thị trường thoát cảnh thủng đáy. Tuy nhiên, tuần này các mã cổ phiếu “ông lớn” lại đi ngược với vai trò của mình trở thành gánh nặng lớn của thị trường chung và nhóm ngành riêng.
Ngay phiên đầu tuần, VN-Index đã mất gần 29 điểm, báo hiệu một tuần giao dịch ảm đạm, các nhà đầu tư mất niềm tin, không dừng lại đà giảm tiếp tục nối dài đến phiên cuối tuần. Điều này cũng không nằm ngoài dự đoán khi thị trường chứng khoán của thế giới hiện đang bị sụt giảm mạnh.
Giao dịch của khối ngoại trên HoSE.
Về khối ngoại, sau chuỗi ngày bán tháo cổ phiếu, khối nhà đầu tư nước ngoài đã quay lại mua ròng trong phiên giao dịch ngày 30/9 với giá trị 165 tỷ đồng, mua mạnh nhất là mã cổ phiếu DGC và chiều bán mạnh nhất là cổ phiếu NVL. Tổng khối ngoại đã bán ròng gần 968 tỷ đồng trên cả hai sàn. Đối với HoSE chiếm 927 tỷ đồng còn 40 tỷ đồng trên sàn HNX. Tuần tới nếu khối này tiếp tục tình trạng bán ròng khủng thì rủi ro sẽ tiếp tục tăng cao.
Trong tuần, hai mã cổ phiếu họ nhà Vingroup là cặp đôi gây ảnh hưởng tiêu cực nhất đến thị trường chung, khi lấy đi của chỉ số VN-Index hơn 14 điểm. Chưa kể hai mã này kéo tụt đà tăng điểm của nhóm bất động sản xuống bi quan hơn. Tiếp đó là các mã thuộc nhóm ngân hàng, xây dựng,… như MSN, VCB, GVR hay VNM đều tác động tiêu cực đến thị trường. Ngược lại, các mã NVL, LGC, VHC và TCH có công kéo hẹp đà giảm cho thị trường chung mặc dù số điểm đóng góp của các mã này khá thấp.
Đà giảm điểm mạnh xuất hiện ở hầu hết các nhóm ngành trong tuần qua. Tiêu cực nhất là nhóm Bất động sản, Chứng khoán và Ngân hàng. Như ở trên, đại diện nhóm bất động sản VIC và VHM làm nhóm giảm hơn 10% điểm, mã DXG giảm mạnh nhất với 18,15%, tiếp đó DIG mất 7,62%. Khối bất động sản khu công nghiệp các mã KBC giảm 2,03%, BCM giảm 4,33%, ITA giảm 9,09%,….
Cổ phiếu ngành dầu khí cũng lao dốc mạnh, các trụ cột nhóm khai khoáng đều lao dốc mất điểm như: PVS, PVD, PVC và PVB,…
Bất chấp đà giảm điểm mạnh của thị trường chung, dòng tiền lại đang ủng hộ cho mã cổ phiếu CTF, khi mã này tăng trung bình trong tuần qua lên đến 14,68% điểm, khối lượng giao dịch của mã cổ phiếu này cũng trên trung bình 20 phiên giao dịch gần nhất.
Ngược lại dòng tiền rời bỏ hai mã cổ phiếu, đứng cuối thị trường chứng khoán là mã cổ phiếu DXS và AGM giảm lần lực 29,85% và 27,53%.