Tại Bà Rịa Vũng Tàu, hồ tiêu đang được thương lái thu mua ở mốc 65.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg. Trong khi đó, tại Bình Phước, Đồng Nai giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 64.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Tại Gia Lai, giá tiêu hôm nay đang được thương lái thu mua ở mức 63.000 đồng/kg. Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 64.000 đồng/kg.
Các chuyên gia đánh giá, người mua đang chờ giá thấp hơn trong khi nông dân và thương lái lại đang găm hàng để chờ giá cao.
Thị trường tiếp tục là "sự giằng co" của cung/cầu. Trong cuộc chơi này, bên nào không đủ "kiên nhẫn" sẽ đánh mất lợi thế và quyền quyết định về giá sẽ rơi vào tay bên còn lại.
Trên thị trường thế giới, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.600, tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 3.000 USD/tấn, tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 6.070 USD/tấn, tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.
Với hồ tiêu Việt Nam, tiêu đen giao dịch ở 3.325 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550g/l mức 3.375 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 4.880 USD/tấn.
Như vậy hôm qua, IPC đã nâng giá bán hồ tiêu tại Indonesia và Brazil. Theo đó, ở khu vực Nam Á, giá tiêu Ấn Độ tăng trong tuần trước sau 2 tuần trầm lắng. Giá tiêu nội địa Sri Lanka ổn định sau 2 tuần giảm.
Tại Đông Nam Á, giá tiêu đen Indonesia tăng sau 2 tuần giảm. Trong khi đó, giá tiêu trắng Indonesia ổn định kể từ tuần trước. Giá hồ tiêu nội địa Malaysia giảm trong tuần trước do đồng Ringgit Malaysia giảm 1% so với USD (4,43 MYR/USD). Trong khi đó, giá tiêu quốc tế Malaysia ổn định và không thay đổi.
Đáng chú ý, giá tiêu đen xuất khẩu của Việt Nam ổn định trong tuần trước. Trong khi đó, các loại khác theo chiều hướng tăng. Theo các chuyên gia, đồng USD cao đang tiếp tục ảnh hưởng đến các thị trường hàng hóa.