Khó khăn đã bủa vây lấy ngành ô tô trong thời gian đầu năm 2023. Theo VAMA, sản lượng bán ô tô tại thị trường trong nước 5T23 giảm 36% so với cùng kỳ, đạt 113.527 chiếc. Trong đó, doanh số bán xe cá nhân và xe lắp ráp (CKD) giảm 43%/40% so với cùng kỳ trong 5T23 chủ yếu do kết thúc ưu đãi giảm thuế trước bạ; nhu cầu yếu do lãi suất cho vay mua ô tô cao.
Tuy nhiên, trong báo cáo cập nhật triển vọng ngành ô tô những tháng cuối năm, Công ty chứng khoán VNDirect kỳ vọng doanh số ô tô Việt Nam có thể chạm đáy từ quý 3/2023.
Theo đó, kỳ vọng giảm lãi suất sẽ thúc đẩy nhu cầu mua sắm các hàng xa xỉ. Ngày 23/5/2023, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định điều chỉnh giảm một số lãi suất điều hành như lãi suất tái cấp vốn (giảm 0,5 điểm %), trần lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng đến 6 tháng (giảm 0,5 điểm %). Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cũng đã tiếp tục giảm lãi suất huy động các kỳ hạn từ T5/23. Hiện tại, mặt bằng chung lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng niêm yết tại các ngân hàng thương mại đã giảm xuống dưới 8%/năm.
VNDirect kỳ vọng lãi suất cho vay sẽ giảm trong nửa cuối năm 2023, điều này có thể thúc đẩy nhu cầu đối với các mặt hàng xa xỉ như ô tô.
Chính sách ưu đãi từ Chính phủ là động lực chính cho sự phục hồi của ngành ô tô trong nửa cuối 2023. Chính phủ vừa ban hành Nghị định 36 gia hạn thời hạn nộp thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Cụ thể, thời hạn nộp thuế môn bài phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6, 7, 8, 9 chậm nhất là ngày 20/11/2023. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/06/23 đến hết năm nay. Hết thời gian gia hạn theo Nghị định này, việc nộp số thuế này sẽ được thực hiện theo quy định hiện hành.
Từ năm 2020, đây là lần thứ 4 thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được gia hạn nhằm hỗ trợ và phục hồi sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Ngoài ra, Chính phủ đã thông qua đề án giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tôsản xuất trong nước, có hiệu lực từ 01/07 đến hết năm 2023. Trước đó, sau khi được áp dụng giảm lệ phí trước bạ trong nửa cuối 2020 và 6 tháng đầu năm 2022, tổng doanh số bán ô tô toàn thị trường chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ.
Đặc biệt, doanh số bán ô tô con trong nửa cuối 2020 đạt 189.451 chiếc, tăng 76% so với 6 tháng năm 2020 và 33% so với cùng kỳ, trong khi con số này trong 6 tháng của năm 2022 đạt 252.932 chiếc (+36% so với cùng kỳ). Do đó, kỳ vọng các chính sách ưu đãi từ Chính phủ sẽ là động lực cvahính cho sự phục hồi của ngành ô tô trong nửa cuối 2023.
Xe điện dần trở thành xu thế trong tương lai không xa. Doanh số bán xe điện (EV) toàn cầu trong Q1/23 tăng 32% so với cùng kỳ, theo nghiên cứu mới nhất của Counterpoint. Cứ bảy chiếc xe được bán trong Q1/23 thì có một chiếc là xe điện. Xe điện chạy bằng pin (BEV) chiếm 73% tổng doanh số bán xe điện trong quý, trong khi xe điện lai plug-in (PHEV) chiếm phần còn lại.
Cơ quan Phương tiện Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo rằng doanh số bán xeđiện toàn cầu sẽ tăng lên 14 triệu chiếc vào năm 2023, tăng 35% so với cùng kỳ và đạt tổng thị phần khoảng 18% doanh số toàn cầu. Kỳ vọng công ty sản xuất EV lớn như Vingroup (VIC-HOSE) sẽ tận dụng xu hướng EV. Hiện tại, Vinfast đang sở hữu loạt sản phẩm xe phổ thông từ phân khúc A đến E, bao gồm VFe34, VF3, VF5, VF6, VF7, VF8 và VF9.
Trên cơ sở đó, VnDirect kỳ vọng HAX sẽ được hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi của Chính phủ khi hầu hết các mẫu xe của HAX đều được lắp ráp trong nước. Trong khi đối với VEA, Toyota sẽ tiếp tục giành thị phần trong nửa cuối2023-24 nhờ các tính năng/giá hấp dẫn như Corolla Cross (CBU, SUV nhỏ gọn) và Veloz (CBU, MPV) và tận dụng lợi thế từ việc giảm thuế trước bạ.