Nhà nước nắm quyền định giá đất
Tại Hội nghị Lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (Sửa đổi) do Bộ Tài chính tổ chức ngày 28/2, ông ông Phạm Đình Cường, Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho rằng Nhà nước là đại diện sở hữu toàn dân, Nhà nước quyết định giá đất là hợp lý nên không thể chuyển việc định giá đất sang một tổ chức khác. Chủ tài sản phải quyết định giá tài sản.
Theo Điều 147 của dự thảo quy định các khoản thu tài chính từ đất đai, nhiều đại biểu kiến nghị cần bổ sung đầy đủ các khoản thu này, như thuế sử dụng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho rằng các trường hợp sử dụng đất hỗn hợp, đa mục đích thì sẽ thực hiện các khoản nghĩa vụ, tài chính như thế nào thì trong dự thảo luật mới quy định phải nộp tiền sử dụng đất, tuy nhiên mục đích sử dụng có nhiều mục đích khác nhau, thuộc hình thức giao đất, thuê đất khác nhau.
Cần tổ chức định giá đất độc lập
Trong khi đó, theo theo PGS. TS. Ngô Trí Long, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học - Đào tạo, Trường Đại học Thành Đông, giải pháp tối ưu nhất để giá Nhà nước định sát với giá thị trường đó là giá đất sẽ do các tổ chức, cơ quan chuyên nghiệp về định giá đất độc lập tiến hành thực hiện.
Theo ông Long, việc định giá áp dụng giá đất cho các mục đích cụ thể vẫn còn nhiều bất cập. Giá đất do Nhà nước quy định vẫn chưa phù hợp với giá chuyển nhượng khiếu nại trong lĩnh vực đất đai và tạo kẽ hở cho tham nhũng, đầu cơ đất đai. Để đáp ứng yêu cầu tăng cường năng lực quản lý nhà nước về đất đai, nguồn thu từ đất, sử dụng đất đai tiết kiệm hiệu quả cần phải nghiên cứu các giải pháp nhằm định giá đất sao cho "sát - tiệm cận" với giá trị thị trường hoặc phù hợp với giá trị thị trường.
Cũng theo ông Long, việc định giá bất động sản nói chung và giá đất nói riêng là một nghề, là lĩnh vực đòi hỏi tính chuyên nghiệp hóa cao, với những kiến thức chuyên sâu, có tiêu chuẩn đạo đức hành nghề, là sự độc lập, không chịu sự chi phối hay sức ép về tài chính hay quyền lực của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.
Dẫn chứng ví dụ thực tế tại các nước, ông Long cho biết việc định giá tài sản đều do các công ty tư vấn, các tổ chức định giá chuyên nghiệp thực hiện, để đảm bảo tính trung thực, khách quan của nguồn tin và kết quả định giá, đặc biệt tránh tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” hay “thẩm quyền kép”.
Theo đó, các tổ chức định giá đất độc lập sẽ thực hiện những hoạt động cụ thể ở từng địa phương như: xây dựng bảng giá đất trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; xác định giá đất cụ thể đối với từng trường hợp pháp luật quy định. Các tổ chức định giá đất cần thực hiện một cách khách quan các tiêu chuẩn định giá đất.
“Trong trường hợp xác định giá đất tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi phải xác định theo phương thức giá đất được xác định dựa trên tiêu chuẩn định giá và sự thỏa thuận với chủ thể có quyền sử dụng đất, trường hợp không thỏa thuận được về giá thì chủ thể bị thu hồi đất có quyền yêu cầu cơ quan định giá thẩm định giá đất, hoặc trường hợp một bên không đồng ý với giá cơ quan thẩm định đưa ra thì có quyền yêu cầu cơ quan định giá khác thẩm định lại giá đất tính bồi thường… Có như vậy, hoạt động định giá đất mới đảm bảo được tính khách quan, minh bạch và giá đất do cơ quan định giá đất xác định sẽ phản ánh đúng giá trị của thị trường”, ông Long nêu vấn đề.
Trao quyền định giá đất cho UBND cấp tỉnh là không hợp lý
Do đó, ông Tuyến đề nghị nên có một cơ quan độc lập với UBND cấp tỉnh để định giá đất hay cơ quan quản lý giá đất cấp tỉnh được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể.
“Việc giao quyền quyết định giá đất cho UBND tỉnh là không hợp lý, mà thực tiễn đã chứng minh khi các tranh chấp, khiếu kiện về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất không những không giảm mà còn tăng lên”, ông Tuyến nhận định.