Giá lúa gạo hôm nay 7/9 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long điều chỉnh giảm với nhiều mặt hàng lúa. Hiện lúa tươi IR 504 đang được thương lái thu mua tại ruộng ở mức 5.300 – 5.400 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 giảm 200 đồng/kg xuống còn 5.600 – 5.800 đồng/kg.
Với các chủng loại lúa còn lại, giá đi ngang. Cụ thể, Nàng hoa 9 duy trì ở mức 5.600 – 5.800 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 5.500 – 5.600 đồng/kg; OM 18 5.700 – 5.900 đồng/kg; nếp An Giang (tươi) 5.900 – 6.100 đồng/kg; nếp Long An (tươi) 6.200 – 6.500 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg; nếp An Giang khô 7.500 – 7.600 đồng/kg; nếp Long An khô 7.700 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm điều chỉnh giảm sau nhiều ngày đi ngang. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu IR 504 đang ở mức 7.950 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 giữ ở mức 8.500 – 8.550 đồng/kg. Tương tự, giá phụ phẩm cũng đđi ngang sau phiên điều chỉnh giảm. Hiện giá tấm ở mức 8.300 đồng/kg, cám khô 7.700 – 7.800 đồng/kg.
Hôm nay lượng gạo nguyên liệu về lai rai, mức độ mua cầm chừng, giá lúa các loại ổn định. Giao dịch lúa hè thu sau lễ bình ổn, đa số là lúa đã cọc chờ thu hoạch. Với lúa thu đông, thị trường ổn định, giá ít biến động.
Nông dân Ấn Độ và Trung Quốc lo lắng sản lượng lúa sẽ bị giảm vì hạn hán và nắng nóng. Trước bối cảnh đó, Philippines đang đẩy mạnh sản xuất gạo do Ấn Độ có thể hạn chế xuất khẩu.
Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu tiếp đà đi ngang. Hiện giá gạo 5% tấm ở mức 393 USD/tấn; gạo 25% tấm 378 USD/tấn, gạo 100% tấm 383 USD/tấn.
Sau nhiều năm xuất khẩu gạo dưới dạng “bao trơn” hay đóng gói tên nhà nhập khẩu nước ngoài…, thương hiệu gạo của doanh nghiệp Việt Nam đã định hình tại những thị trường “khó tính” bậc nhất thế giới.
Mới đây, thương hiệu “Cơm Việt Nam Rice” của Tập đoàn Lộc Trời có mặt tại Hà Lan, Đức, Pháp… và được bày bán tại hệ thống siêu thị hàng đầu châu Âu - Carrefour; gạo ST25 mang thương hiệu “A An” của Tập đoàn Tân Long chinh phục thị trường Nhật Bản - có yêu cầu về chất lượng hàng đầu thế giới… được xem là những dấu mốc mang nhiều ý nghĩa với ngành lúa gạo Việt Nam.
Hạt gạo Việt Nam được nhận diện với thương hiệu Việt Nam là một bước chuyển mới của ngành lúa gạo. Đây chính là minh chứng cho thành quả của chiến lược đổi mới - từ chú trọng sản lượng sang hướng tới chất lượng; cũng như việc phát triển các chuỗi sản xuất - tiêu thụ sản phẩm một cách bài bản của doanh nghiệp Việt Nam.
Bảng giá lúa gạo hôm nay 7/9