Giá sắt thép thế giới đã tăng 6% trong quý I năm nay, song các chuyên gia cảnh báo giá quặng sắt có thể giảm tới 28% vào cuối năm 2023 do nhu cầu và sản lượng thép của Trung Quốc giảm.
Bước sang năm 2023, việc Trung Quốc hủy bỏ các biện pháp chống Covid-19 đã làm sôi động trở lại thị trường thép toàn cầu. Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên đã tăng 2 phiên liên tiếp bởi kỳ vọng nhu cầu thép ở Trung Quốc được cải thiện khi vào mùa xây dựng cao điểm cùng những lo ngại về khả năng nguồn cung bị bắt chặt.
Quặng sắt chủ yếu được sử dụng để sản xuất thép, một vật liệu quan trọng trong các dự án xây dựng và kỹ thuật. Giá nguyên liệu sản xuất thép này đã tăng trở lại từ mức thấp hồi tháng 10 năm ngoái, do việc Trung Quốc dỡ bỏ chính sách Zero-COVID và các biện pháp hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn của mình làm gia tăng kỳ vọng vào sự phục hồi kinh tế và triển vọng nhu cầu thép ở nước tiêu dùng quặng sắt lớn nhất thế giới.
Kỳ vọng nhu cầu của Trung Quốc được cải thiện đặc biệt đối với thép xây dựng trong mùa xuân trong khi lượng quặng sắt tồn kho tại cảng giảm.
Hợp đồng quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (Trung Quốc) – hiện là kỳ hạn tháng 5 – vừa kết thúc tuần ở mức 907 nhân dân tệ (132,13 USD)/tấn, đưa mức tăng trong quý 1 lên hơn 6%. Trong khi đó, trên Sàn giao dịch Singapore, quặng sắt giao tháng 5 ở mức 125,10 USD/tấn, tăng mạnh 10% trong quý 1. Tuy nhiên, tính chung cả quý giá tăng mạnh 10%.
Tương tự, giá các loại thép cũng tăng trong quý 1, với thép thanh vằn tại Trung Quốc tăng khoảng 5% lên 4.175 USD/tấn.
Dự báo trong quý 2, giá quặng sắt sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao (trở lại mức 130 USD/tấn) do các nhà máy luyện thép tăng cường sản xuất trong mùa cao điểm truyền thống từ tháng 4 đến tháng 5.
Các nhà phân tích của Morgan Stanley cho biết giá quặng sắt sẽ giảm với lý do sản lượng thép ở Trung Quốc - nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới – giảm cũng như việc nước này chuyển hướng sang khuyến khích sử dụng phế liệu thép.
“Dự báo trường hợp cơ sở 2H23 của chúng tôi là 90 USD/tấn,” chiến lược gia hàng hóa báo cáo Marius van Straaten và một nhóm cho biết trong một báo cáo ngày 20 tháng 3.
Đó là thấp hơn khoảng 28% so với mức 126 USD/tấn hiện tại đối với quặng sắt loại 62%.
Tuy nhiên, những bất ổn kinh tế toàn cầu và Trung Quốc hạn chế sản xuất thép trong năm 3023, cùng với cảnh báo của các nhà quản lý Trung Quốc về tình trạng đầu cơ giá quá mức là những rủi ro cho thị trường quặng sắt trong thời gian tới.
Các nhà phân tích cho rằng sức mạnh nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc có thể suy yếu trong nửa cuối năm nay, với việc Trung Quốc một lần nữa đặt mục tiêu giảm sản lượng thép thô trong năm nay để phù hợp với mục tiêu giảm phát thải carbon. Đó là chưa kể sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc có vẻ cũng rất mong manh.
“Sự phục hồi của Trung Quốc đang diễn ra nhưng có vẻ không đồng đều, với các lĩnh vực cơ sở hạ tầng và sản xuất vượt trội so với bất động sản và tiêu dùng”, các nhà phân tích của ngân hàng Citi cho biết.
Chuyên gia Ian Roper của Công ty Dịch vụ tư vấn Kallanish cũng không lạc quan về triển vọng giá quặng sắt, cho rằng khoáng sản này sẽ giảm xuống còn 90 USD/tấn vào cuối năm nay và căng thẳng trên thị trường đối với nguyên liệu thô này sẽ giảm vào nửa cuối năm 2023.
Theo chuyên gia này, năm 2022 nguồn cung quặng sắt trên biển giảm 50 triệu tấn, nhưng trong năm nay có thể tăng 60 triệu tấn do khối lượng cung ứng từ Brazil, Ấn Độ, và có thể là Liên bang Nga và Ukraine phục hồi.
Trong bối cảnh sản lượng quặng sắt ở Trung Quốc giảm vào năm 2022 và giảm nhập khẩu vào nước này so với năm trước, thị trường quặng sắt tương đối khan hiếm mặc dù sản lượng thép giảm. Tuy nhiên, tại một hội thảo chuyên ngành, các chuyên gia đều động thuận rằng trong trường hợp không bị hạn chế kiểm dịch, nguồn cung quặng sắt tại Trung Quốc sẽ tăng trong năm 2023, đặc biệt là trong nửa đầu năm.
Các nhà phân tích của ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) cũng dự đoán giá quặng sắt sẽ giảm xuống 100 USD/tấn vào quý 4 năm nay “do nhu cầu thép của Trung Quốc giảm trong nửa cuối năm”. Theo đó, vẫn có khả năng giá quặng sắt tăng trong những tháng tới, khi Trung Quốc mở cửa trở lại và nới lỏng các hạn chế về Covid-19. Nhưng họ không kỳ vọng sức mạnh sản xuất hoặc nhu cầu thép của Trung Quốc sẽ kéo dài quá nửa cuối năm nay.
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã chờ đợi giá quặng sắt sẽ giảm từ đầu đến giữa năm 2024 khi tăng trưởng nguồn cung toàn cầu bắt đầu vượt nhu cầu. Tuy nhiên, mùa hè ở Nam bán cầu và các điều kiện thời tiết liên quan đã hạn chế sản xuất từ Úc và Brazil, dẫn đến nguồn cung toàn cầu giảm. Điều này sẽ giữ giá trên mức 100 USD/tấn ít nhất là trong nửa đầu năm 2023.
Với những hạn chế đối với sản xuất thép ở Trung Quốc và khả năng sinh lợi đáng kể của thép, nhà phân tích này dự đoán năm nay sẽ chứng kiến sự nới rộng chênh lệch giá của các loại thép.
Sản xuất thép giảm, nhu cầu chậm lại
Sản lượng thép thô toàn cầu trong tháng 2 đã giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi đã giảm trong tháng 1.
Sự sụt giảm được thúc đẩy bởi sản lượng giảm giữa các nhà sản xuất thép lớn trên thế giới.
Theo dữ liệu từ Hiệp hội Thép Thế giới, các nhà sản xuất hàng đầu như Nhật Bản, Mỹ và Nga đã cắt giảm sản lượng lần lượt là 5,3%, 5,3% và 8,6%.
Mặc dù dữ liệu không giảm mạnh như mức giảm 3,3% trong tháng 1, Fitch dự đoán tình trạng tăng trưởng sản xuất hạn chế sẽ còn tiếp diễn trong suốt cả năm do các công ty sản xuất thép lớn tiếp tục vật lộn với chi phí đầu vào cao.
Trung Quốc, nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới, được cho là đang tìm cách cắt giảm sản lượng thép vào năm 2023 trong năm thứ ba liên tiếp.
Trong khi đó, nhu cầu thép bị dồn nén trong giai đoạn dịch Covid-19 của Trung Quốc cũng có khả năng giảm dần trong nửa cuối năm nay, CBA dự đoán, trên cơ sở phân tích chương trình nghị sự chính sách kinh tế của Trung Quốc cho năm 2023 tại các cuộc họp chính sách quan trọng vào tháng 3.
Trung Quốc, chiếm 70% lượng quặng sắt nhập khẩu của thế giới, dự kiến mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% cho năm 2023.
Các kế hoạch tập trung mua quặng sắt ở Trung Quốc dưới sự điều hành của Tập đoàn Tài nguyên Khoáng sản Trung Quốc (CMRG) cũng có thể góp phần làm giảm giá trong thời gian dài. CMRG được thành lập để mua nguyên liệu thô cho ngành thép của Trung Quốc. “Nếu CMRG có thể phát huy sức mạnh thị trường của Trung Quốc đối với các nhà sản xuất quặng sắt, thì điều đó có nghĩa là giá sẽ giảm trong dài hạn,” CBA cho biết.
Công ty tài chính và bảo hiểm Fitch Solutions dự kiến nhu cầu thép trong nước của Trung Quốc sẽ chậm lại trong thập kỷ tới so với thập kỷ trước do “nước này tiếp tục tái cân bằng nền kinh tế khỏi ngành công nghiệp nặng và hướng tới lĩnh vực dịch vụ” sau sự suy thoái của thị trường bất động sản. “Tăng trưởng nhu cầu mạnh hơn ở Ấn Độ, Mỹ và các thị trường mới nổi nói chung khó có thể bù đắp được tác động ròng của sự suy giảm nhu cầu ở Trung Quốc,” Fitch Solutions cho biết trong báo cáo ngày 23 tháng 3.
Nhu cầu tăng sử dụng phế liệu thép thay thế quặng sắt
Nhu cầu quặng sắt cũng đang bị thách thức bởi tham vọng của Trung Quốc là tăng cường tiêu thụ thép phế liệu - một nguyên liệu thay thế được sử dụng trong sản xuất thép.
Đầu tháng 3, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc thông báo rằng nước này đang tăng mức sử dụng thép phế liệu lên 265 triệu tấn trong năm nay, đánh dấu tỷ trọng tăng 25% so với 19% của năm ngoái.
Morgan Stanley ước tính rằng cứ tăng 1% trong sử dụng phế liệu, tiêu thụ quặng sắt của Trung Quốc sẽ giảm khoảng 17 tấn mỗi năm.
Chuyên gia Roper của Kallanish cũng đồng thuận quan điểm về việc tăng sử dụng phế liệu, đồng thời cho biết tăng trưởng tiêu thụ quặng sắt năm nay còn bị cản trở bởi sự phục hồi tích sản xuất thép bằng lò hồ quang trên toàn cầu mạnh mẽ hơn so với sự hồi phục ở lĩnh vực lò cao. Những xu hướng này sẽ góp phần làm giảm giá nguyên liệu cho đến nửa cuối năm 2023.
Ngoài ra, nguồn cung phế liệu tăng bù đắp cho nhu cầu quặng sắt từ ngành thép của Trung Quốc tăng 35 triệu tấn. Điều này được nêu trong một đánh giá của Viện Nghiên cứu và Quy hoạch Công nghiệp Luyện kim Trung Quốc (MPI). Dự kiến, mức tiêu thụ quặng sắt của các nhà sản xuất thép Trung Quốc trong năm 2023 sẽ giảm 2,3% so với năm trước – xuống còn 1,33 tỷ tấn.