Giá than trong nước vẫn ổn định mặc dù Giá than thế giới tăng cao. (Ảnh: Int)
Thống kê của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, nhu cầu tiêu thụ than trong nước ở mức cao, nhất là than cho sản xuất điện.
Nhiệt điện than hiện chiếm hơn 30% tổng công suất nguồn điện của toàn quốc và có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Đây cũng là một trong những nguồn cung cấp điện chính để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, duy trì hệ thống vận hành ổn định.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), hiện giá than trong nước đang ở mức khiêm tốn so với giá thế giới. Tại thời điểm hiện nay, giá thế giới đã tăng gấp từ 2,5 - 3 lần giá trong nước và có thế tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Cùng với nhu cầu tăng cao, các chuyên gia đánh giá, giá than trong nước được kỳ vọng sớm được điều chỉnh, từ đó gia tăng biên lợi nhuận cho doanh nghiệp sản xuất than.
Còn trên thế giới, theo dữ liệu từ Trading Economic, giá nguyên liệu như dầu thô, khí tự nhiên tăng lần lượt là 74,52% và 179,4% so với cùng kỳ năm 2021, nhưng mức tăng đó chưa thể sánh với giá than. Giá than ngày 30/5 ghi nhận ở mức 401 USD/tấn, tăng 33,76% so với tháng trước và 237,26% so với cùng kỳ năm ngoái. Rystad Energy dự đoán giá than đá thế giới có thể vượt ngưỡng 500 USD/tấn trong năm nay.
Giá nguyên liệu tăng cao trên toàn thế giới, giá than trước đây khoảng 60-70 USD/tấn đã tăng lên hơn 220 USD/tấn, so với giá than thế giới hiện 401 USD/tấn thì mức giá trên vẫn thấp hơn khá nhiều.
Có thể nói, trước diễn biến phức tạp của việc căng thẳng quân sự giữa Nga – Ukraine, nhu cầu nhiên liệu tăng cao nhưng bị siết chặt nguồn cung cấp, đẩy nhiều nước phát triển vào tình trạng thiếu năng lượng.
Theo IEA, điện than sẽ đạt kỷ lục thế giới khi kinh tế thế giới hồi phục, đẩy nhu cầu sử dụng than lên cao nhất mọi thời đại vào năm 2022, giá than dự kiến tăng 500 USD/tấn.
Giới chuyên môn dự báo, tại Việt Nam, kinh tế đang trên đà hồi phục sau đại dịch, cùng với nhu cầu sử dụng điện tăng trong trong mùa nắng và việc các mỏ than đang ngày càng cạn kiệt.
Bên cạnh đó, từ đầu năm 2022, việc triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn đặc thù... đây là một trong những nguyên nhân khả năng dẫn đến giá than trong nước tăng cao trong năm 2022.