Giá thép trong nước đi ngang sau 2 phiên giảm
Với thép Hòa Phát, trong vòng hơn một tháng, thép Hoà Phát đã giảm 1,2-1,3 triệu đồng mỗi tấn.
Tại miền Bắc, giá thép hôm nay 20/10 ghi nhận thép Hòa Phát với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.600 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Ý, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.510 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.720 đồng/kg.
Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 giữ nguyên ở mức 14.350 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.660 đồng/kg.
Thép Việt Sing, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.510 đồng/kg.
Thép Việt Nhật điều chỉnh giảm giá, với dòng thép cuộn CB240 giảm 200 đồng, có giá 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.510 đồng/kg.
Tại miền Trung, thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.820 đồng/kg.
Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.620 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.020 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ (VAS), với thép cuộn CB240 ở mức 14.260 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.360 đồng/kg.
Thép Pomina, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.730 đồng/kg; tuy nhiên, dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.940 đồng/kg.
Tại miền Nam, thép Việt Mỹ (VAS), dòng thép cuộn CB240 giảm 100 đồng xuống mức 14.310 đồng/kg; còn với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.410 đồng/kg - giảm 310 đồng.
Thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 còn ở mức 14.360 đồng/kg; trong khi đó, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.570 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.580 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.680 đồng/kg.
Hiện với mức này, giá thép hiện nay đã tương đương giai đoạn cuối năm 2020 - thời điểm triển vọng thị trường thép ghi nhận nhiều khó khăn.
Theo thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tiêu thụ thép thành phẩm cả nước quý 3/2022 đạt trên 6 triệu tấn, giảm 13,4% so với quý trước và giảm 10,5% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, tiêu thụ thép thành phẩm cả nước đạt 21,2 triệu tấn, giảm 3,1% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu đạt 4,8 triệu tấn, giảm 15,7%.
Thép Trung Quốc đối mặt khó khăn do nhu cầu đi xuống
Hiện ngành thép Trung Quốc đang phải đối mặt với những bấp bênh về tình hình tài chính và nhu cầu ảm đạm. Hơn nữa, một bộ phận lớn các nhà phân tích tài chính và chứng khoán trên thế giới cũng đã dự báo các khủng hoảng ngành thép sẽ trở nên tồi tệ hơn khi Trung Quốc chuẩn bị đối mặt với mùa đông khắc nghiệt.
Bên cạnh đó, vòng xoáy tài chính đi xuống ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của Trung Quốc. Và thép là ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Cuộc khủng hoảng hiện tại đã bắt đầu cách đây khoảng một năm khi Evergrande – tập đoàn bất động sản lớn nhất nhì Trung Quốc thông báo không thể trả khoản nợ 300 tỷ USD.
Vài tháng trước, Chính phủ Trung Quốc đã công bố một biện pháp kích thích tài chính mới. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng động thái này là đã quá muộn, các ngành công nghiệp của Trung Quốc đã quay cuồng với những đợt bùng phát dịch Covid-19 và thường xuyên mất điện.
Giới chuyên gia cho rằng, bất chấp việc Chính phủ Trung Quốc đang chi tiền cho xây dựng cơ sở hạ tầng, mục tiêu tăng trưởng thực tế cũng khó lòng đạt 5,5%.
Ngành thép Trung Quốc và những công ty cung cấp nguyên liệu thô như quặng sắt hiện đang đổi mặt với tương lai ảm đạm. Khi bước sang nửa cuối năm, lợi nhuận của ngành sản xuất thép đã sụt giảm nghiêm trọng. Trong các dự báo được công bố gần đây, chỉ khoảng 5 trong số 25 công ty thép niêm yết trong nước ước tính lợi nhuận sẽ tăng trong nửa đầu năm.