Giá thép tăng 80 Nhân dân tệ/tấn trên sàn giao dịch
Giá thép hôm nay giao kỳ hạn tháng 11/2023 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 80 Nhân dân tệ, lên mức 3.623 Nhân dân tệ/tấn.
Giá thép giao kỳ hạn tháng 5/2024 tăng 62 Nhân dân tệ, lên mức 3.520 Nhân dân tệ/tấn.
Dự án mở rộng Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 có dấu hiệu “hồi sinh”
Sau hàng chục năm “đắp chiếu”, với sự quyết tâm của Chính phủ, sự nỗ lực của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và địa phương, Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2) đã có dấu hiệu hồi sinh.
Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2) là dự án đầu tư trọng điểm, do Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) làm chủ đầu tư và Tập đoàn Khoa học công nghiệp Luyện kim Trung Quốc (MCC) làm tổng thầu.
Công trình được khởi công ngày 29/9/2007 có tổng mức đầu tư ban đầu 3.843 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành sau 30 tháng. Tuy nhiên, quá hạn rất lâu, dự án vẫn chưa thể hoàn thiện. Sau khi được điều chỉnh vốn lên hơn 8.100 tỷ đồng và gia hạn đến hết năm 2014, các gói thầu vẫn tạm dừng thi công từ năm 2013 đến nay, kèm theo đó là các hạng mục đều chưa hoàn thành.
Trong suốt giai đoạn 2012 đến năm 2016, TISCO và MCC tiến hành 12 cuộc đàm phán, nhưng không giải quyết được các vướng mắc hợp đồng EPC.
Trực tiếp đến khảo sát hiện trường dự án cuối tháng 7/2022, Thủ tướng Chính phủ bày tỏ sự "xót ruột" và "sốt ruột" khi chứng kiến nhiều hạng mục của dự án đang bỏ hoang, nhiều vật tư, thiết bị hư hỏng, gỉ sét, nằm phủ bạt ngoài trời nhiều năm nay; đã chỉ đạo xử lý dứt điểm những vướng mắc của dự án này.
Ngay sau khi tiếp nhận vai trò thường trực, Ban Chỉ đạo xử lý 12 dự án yếu kém ngành Công thương và đặc biệt là sau chuyến khảo sát, làm việc tại dự án TISCO 2 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp quyết liệt chỉ đạo SCIC, VNS và TISCO trao đổi với MCC tổ chức đàm phán để thống nhất phương án giải quyết dứt điểm các tranh chấp, vướng mắc của hợp đồng EPC.
Sau nhiều lần bất thành, phía Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên và nhà thầu từ Trung Quốc đã ngồi lại đàm phán với nhau và đã có báo kết quả đánh giá và đề xuất sơ bộ đối với phương án xử lý tiếp theo đối với dự án đã “đắp chiếu” hơn 15 năm.
Theo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC), Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2) được coi là một trong những dự án khó xử lý nhất trong số 12 dự án, doanh nghiệp vướng mắc của ngành Công thương. Tính đến nay, công tác xử lý các tồn tại, vướng mắc của dự án đã có nhiều tiến triển.
Cụ thể: Từ ngày 14-24/10/2022, Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (MCC) đã cử đoàn công tác đến làm việc trực tiếp tại Việt Nam để khảo sát, đánh giá, trao đổi với các cấp có thẩm quyền và doanh nghiệp liên quan của Việt Nam về Dự án TISCO 2. Chuyến công tác đã giải quyết các tồn tại của Dự án TISCO 2 khi lần đầu tiên hai bên đã cùng khảo sát, tiếp cận trên thực tế đối với các máy móc, thiết bị đã tập kết tại hiện trường.
Song song đó, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Trung Quốc của Đoàn công tác CMSC từ ngày 13 đến19/3/2023, các bên liên quan của Dự án TISCO 2 đã tiến hành rất nhiều phiên đàm phán. Đây là lần đầu tiên hai bên tổ chức được cuộc gặp gỡ, trao đổi, tiếp xúc trực tiếp giữa lãnh đạo cao nhất của Chủ đầu tư và Tổng thầu sau 7 năm.
Kết thúc đàm phán, hai bên đã ký kết biên bản làm việc, trong đó đưa ra các nguyên tắc xử lý cơ bản; đề xuất của MCC về phương hướng giải quyết và đặc biệt là kế hoạch kiểm tra, đánh giá thiết bị với các mốc thời gian biểu cụ thể…, làm cơ sở để triển khai các bước đi tiếp theo.
Đây là bước tiến quan trọng sau 7 năm đàm phán trước đó giữa Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) và MCC mà không ký kết được bất kỳ văn bản nào.
Hiện đại diện Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên cho biết: Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh do tác động từ tác động sự suy giảm của nền kinh tế thế giới, đại dịch Covid-19, Dự án giai đoạn 2 chưa tái khởi động… Tuy nhiên, công ty đã từng bước khắc phục khó khăn, chủ động thực hiện nhiệm vụ; đẩy mạnh giải pháp về công nghệ, cải tạo các dây chuyền sản xuất; mạnh dạn sản xuất một số sản phẩm thép mới; quan tâm công tác môi trường, linh hoạt điều hành giá, sử dụng hiệu quả tài nguyên.
Cụ thể: Từ năm 2020 đến quý I/2023, công ty đã thực hiện giá trị sản xuất công nghiệp đạt 36.864 tỷ đồng; tổng sản lượng thép cán sản xuất trên 2.528 nghìn tấn; tổng sản lượng thép cán tiêu thụ trên 2.498 nghìn tấn; tổng sản lượng phôi thép sản xuất gần 1.152 nghìn tấn; tổng sản lượng gang sản xuất trên 612 nghìn tấn; tổng sản lượng cốc luyện kim sản xuất gần 416 nghìn tấn; doanh thu trên 52 nghìn tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 158 tỷ đồng; nộp ngân sách Nhà nước 1.232 tỷ đồng; tạo việc làm cho 3.683 lao động, lương bình quân 10,8 triệu đồng/người/tháng.
Giá thép trong nước giảm phiên thứ 8 liên tiếp
Từ ngày 30/5, nhiều doanh nghiệp thép trong nước đã tiếp tục hạ giá thép thêm từ 200.000-300.000 đồng/tấn, chủ yếu ở dòng thép thanh vằn D10 CB300. Hiện giá thép xây dựng nội địa thấp hơn khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, Hòa Phát thông báo giảm 200.000 đồng/tấn đối với dòng thép vằn thanh D10 CB300 ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam xuống lần lượt 14,89 triệu đồng/tấn; 14,75 triệu đồng/tấn và 14,72 triệu đồng/tấn. Còn giá thép cuộn CB240 vẫn giữ nguyên so với đợt điều chỉnh trước đó, ở mức 14,7 triệu đồng/tấn.
Thương hiệu thép Việt Ý điều chỉnh giảm 210.000 đồng/tấn với dòng thép vằn thanh D10 CB300 còn 14,59 triệu đồng/tấn. Thép cuộn CB240 không điều chỉnh, hiện đang ở mức 14,42 triệu đồng/tấn.
Với thép Việt Đức, dòng thép vằn thanh D10 CB300 hiện có giá 14,77 triệu đồng/tấn sau khi điều chỉnh giảm 230.000 đồng/tấn. Trong khi đó, thép cuộn CB240 vẫn giữ nguyên giá bán 14,44 triệu đồng/tấn.
Trong đợt điều chỉnh này, Pomina là thương hiệu có mức điều chỉnh giá bán lớn nhất khi giảm 300.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300 và giữ nguyên giá bán với thép cuộn CB240. Sau điều chỉnh, giá bán của 2 loại thép này lần lượt ở mức 15,2 triệu đồng/tấn và 14,99 triệu đồng/tấn.
Lý giải nguyên nhân giá thép liên tục phải điều chỉnh giảm, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho rằng, để kích cầu tiêu thụ nên các doanh nghiệp trong ngành buộc phải giảm giá chung với đà giảm của thế giới.
Theo MXV, hiện giá thép cây giao dịch trên Sở Giao dịch Thượng Hải hiện thấp hơn khoảng 26% so với mức đỉnh trong năm 2023 vào tháng 3 và thấp hơn gần 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặt khác, giá các loại nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất thép cũng đang trong xu hướng giảm, đồng thời nguồn cung thép cũng đang khá dồi dào và tình hình hàng tồn kho còn lớn.
Tại thị trường nội địa, nhu cầu sử dụng thép trong các công trình xây dựng không cao nên tiêu thụ thép giảm. Lượng thép xây dựng bán ra trong tháng 4/2022 giảm hai chữ số, về mức thấp thứ hai kể từ năm 2022, dù giá liên tục giảm. Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, sản xuất thép thành phẩm đạt hơn 8,8 triệu tấn, giảm 22,4% so với cùng kỳ năm 2022; tiêu thụ thép thành phẩm đạt 8,1 triệu tấn, giảm 23,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong khi đó, nhu cầu tại các thị trường lớn của xuất khẩu thép Việt Nam như EU, Mỹ cũng được đánh giá kém tích cực khi mặt bằng lãi suất duy trì ở mức cao. Cụ thể, xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm giảm 1,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Dự báo về giá thép từ nay đến cuối năm, MXV cho rằng, trong giai đoạn nửa cuối năm 2023, những khó khăn về mặt tiêu thụ vẫn sẽ tồn tại. Ngành thép sẽ cần thêm thời gian để hồi phục khi thị trường bất động sản dân dụng vẫn chưa ghi nhận nhiều biến chuyển thực sự. Chính vì thế nên giá thép vẫn còn giảm tiếp.
Sau 8 phiên giảm giá liên tiếp, giá thép hôm nay của các thương hiệu cụ thể như sau:
Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát có sự điều chỉnh với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.890 đồng/kg - giảm 200 đồng; dòng thép cuộn CB240 vẫn ở mức 14.700 đồng/kg.
Thép Việt Ý, thép thanh vằn D10 CB300 từ mức 14.800 đồng/kg giảm 210 đồng, xuống còn 14.590 đồng/kg; thép cuộn CB240 đi ngang ở mức 14.420 đồng/kg.
Thép Việt Đức với thép thanh vằn D10 CB300 giảm 230 đồng, xuống mức 14.770 đồng/kg; thép cuộn CB240 có giá 14.440 đồng/kg.
Thép Việt Sing, thép thanh vằn D10 CB300 giảm 200 đồng, có giá 14.770 đồng/kg; với thép cuộn CB240 ở mức 14.620 đồng/kg.
Thép VAS, hiện thép cuộn CB240 giữ ở mức 14.510 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 210 đồng, xuống còn 14.510 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.620 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.770 đồng/kg - giảm 200 đồng.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát, với thép thanh vằn D10 CB300 giảm 200 đồng, có giá 14.750 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.390 đồng/kg.
Thép Việt Đức, thép thanh vằn D10 CB300 giảm 230 đồng, có giá 15.170 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 dừng ở mức 14.850 đồng/kg.
Thép VAS, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.620 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.460 đồng/kg - giảm 210 đồng.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 300 đồng, hiện có giá 15.200 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát, thép thanh vằn D10 CB300 cũng giảm 200 đồng, có giá 14.850 đồng/kg; thép cuộn CB240 ở mức 14.720 đồng/kg.
Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 không thay đổi, ở mức 14.410 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.510 đồng/kg - giảm 210 đồng.
Thép Pomina, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.200 đồng/kg - giảm 300 đồng.
Thép Tung Ho, với thép cuộn CB240 ở mức 14.820 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 200 đồng, có giá 14.770 đồng/kg.