Giá vàng trong nước hôm nay
Tại thời điểm khảo sát, trên sàn giao dịch của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC, vàng SJC đang là 66,15 triệu đồng/lượng mua vào và 66,95 triệu đồng/lượng bán ra.
Tập đoàn Phú Quý niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 66,15 triệu đồng/lượng (mua vào) và 66,90 triệu đồng/lượng (bán ra). Nhẫn tròn trơn 999,9 hiệu Phú Quý có giá 53,1 triệu đồng/lượng và 54 triệu đồng/lượng, giảm 350.000 đồng/lượng ở cả hai đầu giá.
Giá vàng DOJI được công ty này niêm yết ở mức 66,20 triệu đồng/lượng mua vào và 66,90 triệu đồng/ lượng bán ra.
Giá vàng Vietinbank Gold đang niêm yết ở mức 66,10 triệu đồng/lượng mua vào và 66,95 triệu đồng/lượng bán ra.
Giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng được doanh nghiệp giao dịch ở mức 66,10 - 66,96 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá 2 chiều 52,34 - 53,20 triệu đồng/lượng.
Giá vàng cập nhật ngày 4/12:
Giá vàng thế giới hôm nay
Giá vàng thế giới đứng ở ngưỡng 1.797 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12/2022 đứng ở ngưỡng 1.798 USD/ounce. Với tỷ giá USD bán ra, giá vàng thế giới chốt tuần này tương đương 52,5 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng miếng SJC bán lẻ khoảng 14,4 triệu đồng/lượng.
Vàng không giữ được mốc giá chủ chốt 1.800 USD/oz do đồng USD hồi giá nhẹ sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo việc làm tháng 11 khả quan hơn dự kiến. Vàng rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất của Mỹ. Điều này làm tăng chi phí cơ hội nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng.
Các chuyên gia dự báo, ngưỡng 1.788 - 1.808 USD là vùng kháng cự cứng, nếu giá vàng vững vàng vượt qua ngưỡng này sẽ kích hoạt lượng tiền lớn mua vào, đồng nghĩa với việc một số nhà đầu tư cũng nhìn thấy ngưỡng giá đó là mức chốt lời chờ con sóng mới.
Bên cạnh đó, Báo cáo cho thấy khu vực phi nông nghiệp của nền kinh tế Mỹ có 263.000 công việc mới trong tháng 11, mức tăng lớn hơn nhiều so với con số dự báo 200.000 công việc mới mà các chuyên gia kinh tế đưa ra trong cuộc khảo sát của hãng tin Dow Jones. Tiền lương bình quân theo giờ cũng cao hơn dự báo, tăng 0,6% so với tháng trước và tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức 3,7%. Một báo cáo việc làm tốt hơn dự báo lại bị thị trường coi là tin xấu, bởi dữ liệu này làm suy giảm khả năng Fed sớm dịch chuyển sang một lập trường chính sách tiền tệ mềm mỏng hơn. Báo cáo mới nhất của Viện Quản lý cung ứng Hoa Kỳ (ISM) cho thấy, chỉ số PMI của Mỹ đã giảm xuống 49,0% trong tháng trước, không đạt kỳ vọng và giảm so với mức 50,2% của tháng 10.
Số liệu của báo cáo cũng chỉ rõ sự suy giảm trên diện rộng trong lĩnh vực sản xuất. Chỉ số đơn đặt hàng mới giảm xuống 47,2%, thấp hơn so với mức 49,2% của tháng 10. Đồng thời, chỉ số sản xuất giảm còn 51,5%, kém hơn so với trước đó là 52,3%. Tuy nhiên, hoạt động yếu hơn lại đang giúp hạ nhiệt lạm phát.