Giá dầu thế giới
Giá dầu thế giới vào sáng ngày 17/3 (theo giờ Việt Nam) như sau: Giá dầu thô WTI giảm 1,4 USD, xuống còn 66,24 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giảm 1,43 USD, xuống mức 72,43 USD/thùng.
Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên thứ năm liên tiếp, giao dịch gần mức thấp nhất trong 15 tháng, sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất và do lo ngại về cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn cầu đè nặng lên triển vọng nhu cầu.
Tuy nhiên, tâm lý thị trường vẫn bị tác động bởi lo ngại căng thẳng ngày càng tăng đối với các ngân hàng trên toàn thế giới, và cả hai loại dầu thô chuẩn chính đã mất đi mức tăng vào đầu ngày 16/3.
Vào phiên trước đó, ngày giảm thứ ba liên tiếp, lần đầu tiên dầu thô của Mỹ giảm xuống dưới 70 USD/thùng kể từ ngày 20/12/2021. Dầu Brent đã mất gần 10% kể từ khi đóng cửa tuần trước trong khi dầu WTI giảm khoảng 11%.
Credit Suisse cho biết rằng họ sẽ vay tới 54 tỷ USD từ ngân hàng trung ương Thụy Sĩ để củng cố thanh khoản và niềm tin của nhà đầu tư sau khi cổ phiếu sụt giảm làm gia tăng lo ngại về khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Những lo ngại đó có thể lấn át lo lắng về lạm phát khi các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu họp vào ngày 16/3, lo lắng phải từ bỏ kế hoạch tăng lãi suất mạnh có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu dầu mỏ.
Dự trữ nhiên liệu của Mỹ giảm trong tuần trước cũng hỗ trợ giá dầu. Trong khi dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy tồn kho dầu thô tăng 1,6 triệu thùng, tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất giảm tổng cộng 4,6 triệu thùng.
Nhóm các nhà sản xuất dầu đã nâng dự báo nhu cầu của Trung Quốc vào năm 2023 trong tuần này và một báo cáo hàng tháng từ IEA vào ngày 15/3 đã đánh dấu sự gia tăng dự kiến đối với nhu cầu dầu từ hoạt động đi lại bằng đường hàng không và việc mở cửa trở lại nền kinh tế của Trung Quốc sau khi từ bỏ chính sách zero-COVID.
Nhưng những lo ngại về tình trạng dư cung vẫn còn.
Báo cáo của IEA cho biết trữ lượng dầu mỏ thương mại ở các nước OECD phát triển đã đạt mức cao nhất trong 18 tháng trong khi sản lượng dầu của Nga trong tháng 2 gần bằng mức đã đăng ký trước thời điểm những diễn biến ở Ukraine diễn ra.
Giá xăng dầu trong nước
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước sáng ngày 17/3 được áp dụng theo phiên điều hành ngày 13/3 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương:
Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 tăng 385 đồng trên mỗi lít, lên mức 22.806 đồng/lít và xăng RON 95 tăng 493 đồng/lít lên mức 23.818 đồng/lít.
Tương tự, giá dầu cũng được điều chỉnh tăng, dầu diesel tăng 247 đồng/lít không cao hơn 20.502 đồng/lít, dầu hỏa tăng 241 đồng/lít lên 20.715 đồng/lít.
Tại kỳ điều hành này, tiếp tục không chi sử dụng từ Quỹ bình ổn giá với các mặt hàng xăng, dầu. Thay vào đó, thực hiện trích lập Quỹ Bình ổn giá đối với mặt hàng xăng E5RON92 ở mức 300 đồng/lít (kỳ trước 250 đồng/lít), xăng RON95 ở mức 300 đồng/lít (kỳ trước 200 đồng/lít); dầu điêzen ở mức 300 đồng/lít (kỳ trước 500 đồng/lít); dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít (như kỳ trước); dầu mazut ở mức 0 đồng/kg (như kỳ trước).
Như vậy, giá xăng trong nước đã quay đầu tăng sau 2 lần giảm liên tiếp. Từ đầu năm đến nay, mặt hàng này đã có 5 lần tăng, 2 lần giảm và một lần giữ nguyên.