Giá xăng dầu thế giới
Theo Oilprice, giá dầu thế giới sáng ngày 4/10 (theo giờ Việt Nam) cụ thể là: Dầu thô WTI của Mỹ tăng đột ngột 3,89 USD/thùng, lên mức 83,48 USD/thùng, còn dầu Brent tăng 2,8 USD, lên mức 88,77 USD/thùng.
Giá dầu đã tăng gần 4 đô la khi OPEC+ xem xét giảm sản lượng hơn 1 triệu thùng mỗi ngày (bpd) để hỗ trợ giá. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19.
Giá dầu đã giảm 4 tháng liên tiếp kể từ tháng 6 khi Covid-19 chặn đường thị trường tiêu thụ năng lượng hàng đầu Trung Quốc làm ảnh hưởng đến nhu cầu. Trong khi đó, lãi suất tăng và đồng đô la Mỹ tăng mạnh đã càng ảnh hưởng đến thị trường tài chính toàn cầu.
Để hỗ trợ giá, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (Tổ chức OPEC) và các đồng minh (OPEC+), đang xem xét cắt giảm sản lượng hơn 1 triệu thùng/ngày trước cuộc họp ngày 5/10. Các nguồn tin của OPEC+ cho biết, con số đó không bao gồm các khoản cắt giảm tự nguyện bổ sung của các thành viên riêng lẻ, một nguồn tin cho biết thêm khi tổ chức cuộc họp trực tiếp đầu tiên kể từ năm 2020 tại Vienna để thiết lập chính sách sản lượng.
Nếu được đồng ý, đây sẽ là lần cắt giảm hàng tháng thứ hai liên tiếp của tập đoàn sau khi giảm sản lượng 100.000 thùng/ngày vào tháng trước.
OPEC+ đã không đạt được mục tiêu sản xuất gần 3 triệu thùng/ngày trong tháng 7 do các lệnh trừng phạt đối với một số thành viên và mức đầu tư thấp của các thành viên khác đã cản trở khả năng tăng sản lượng của tổ chức này.
Mặc dù giá dầu Brent nhanh chóng có thể tăng thêm trong ngắn hạn, nhưng lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu có khả năng hạn chế đà tăng, công ty tư vấn FGE cho biết.
Tính tới 3/10, chỉ số đô la đã giảm ngày thứ tư liên tiếp sau khi chạm mức cao nhất trong hai thập kỷ. Đồng đô la rẻ hơn sẽ có khả năng thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu và hỗ trợ cho 2 đầu giá.
Gazprom của Nga (GAZP.MM) cho biết, khí đốt đã ngừng rò rỉ từ ba đường ống dẫn khí Nord Stream bị thủng dưới biển Baltic và có thể tiếp tục bơm qua đường dây đơn còn lại. Công ty cho biết áp suất trong ba đường ống đã ổn định và họ đang làm việc để giảm rủi ro đối với môi trường.
Bộ trưởng Năng lượng Hy Lạp cho biết sẽ đệ trình đề xuất kỹ thuật về giới hạn giá khí đốt tự nhiên lên Ủy ban châu Âu vào cuối tuần này sau khi tham vấn với các nước châu Âu khác.
Các bộ trưởng năng lượng của các nước EU đã thông qua một loạt chính sách mới để cố gắng giảm chi phí năng lượng cao, tuy nhiên các quốc gia đang chia thành các luồng ý kiến về bước tiếp theo: nhiều quốc gia kêu gọi giới hạn giá khí đốt trên toàn EU, nhưng những quốc gia khác (bao gồm Đức) lại phản đối.
Bộ trưởng Năng lượng các nước Hy Lạp, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ và Ba Lan sẽ thảo luận về đề xuất của Hy Lạp trong cuộc họp hội nghị tuần này.
Giá xăng dầu trong nước
Giá bán các mặt hàng xăng dầu tại thị trường trong nước ngày 4/10 được áp dụng theo phiên điều chỉnh chiều ngày 3/10 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương.
Theo đó, liên Bộ quyết định giảm thêm 1.050 đồng trên mỗi lít xăng E5 RON 92, trong khi giá xăng RON 95 giảm 1.140 đồng/lít. Sau khi giảm, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 20.730 đồng/lít và xăng RON 95 là 21.440 đồng/lít, mỗi lít xăng RON 95-III giảm về 21.440 đồng.
Giá các mặt hàng dầu cũng đồng loạt giảm. Tương tự, giá dầu kỳ điều hành này được điều chỉnh giảm nhẹ. Cụ thể, dầu diesel giảm 330 đồng/lít còn 22.200 đồng/lít.
Tại kỳ điều hành này, liên Bộ Công Thương - Tài chính tiếp tục trích lập quỹ bình ổn giá với xăng E5 RON 92 ở mức 451 đồng/lít, xăng RON 95 là 600 đồng/lít, dầu diesel 300 đồng/lít.
Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng trong nước đã trải qua 26 lần điều chỉnh, trong đó có 13 lần tăng, 12 lần giảm và 1 lần giữ nguyên. Trong kỳ điều hành hôm nay, nếu đúng như dự báo, giá xăng sẽ có lần thứ 4 giảm mạnh liên tiếp, giá xăng RON 95 có thể về mức hơn 20.000 đồng/lít.