Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC):
Bệnh nhân mắc bạch hầu có nguy cơ bị biến chứng như viêm cơ tim, nhiễm độc thần kinh dẫn đến nguy hiểm tính mạng do độc tố của vi khuẩn bạch hầu. Bệnh có tỷ lệ không qua khỏi khoảng 5-10%, có thể lây lan thành dịch.
Bạch hầu nguy hiểm nhưng đã có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. HCDC khuyến cáo người dân không nên hoang mang, tiếp nhận thông tin sai lệch từ các nguồn không chính thống.
Bên cạnh đó, HCDC cũng lưu ý người dân không tự ý tiêm vaccine chứa thành bạch hầu khi chưa có hướng dẫn, khuyến cáo cụ thể của của cơ quan y tế trong vùng có dịch và theo hướng dẫn của từng loại vaccine có chứa thành phần bạch hầu.
Bệnh bạch hầu thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng người lớn cũng có thể mắc nếu không có miễn dịch. Bệnh này rất dễ lây lan từ người sang người, cũng có thể lây qua tiếp xúc với đồ vật bị ô nhiễm với các chất tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.
Hiện Việt Nam vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, do bệnh vẫn chưa được loại trừ ở Việt Nam, việc tiêm vaccine phòng bệnh là biện pháp phòng ngừa quan trọng và hiệu quả nhất.
Phụ huynh hãy đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch tiêm các vaccine có chứa thành bạch hầu (DPT-VGB-Hib, DPT…) đầy đủ, đúng lịch. Trong trường hợp hoãn tiêm cần đưa trẻ tham gia tiêm chủng sớm nhất có thể.
Ngoài ra có thể thực hiện các biện pháp phòng bệnh chung khác như
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng Che miệng khi ho hoặc hắt hơi Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi ngờ mắc bệnh. Thực hiện tốt vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Đảm bảo vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống chín.