Hiện nay, liên doanh Trung Quốc của ARM, ARM Technology có hơn 370 khách hàng được ủy quyền trong nước và các lô chip tích lũy đã vượt mốc 30 tỷ chiếc, thúc đẩy hệ sinh thái ngành công nghệ hạ nguồn với giá trị sản lượng hàng năm lên tới hơn 1000 tỷ NDT. Chính vì vậy, ARM đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các công ty chip Trung Quốc, dù là bị mua lại hay niêm yết thì cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới các công ty này.
IPO chặn đứng tương lai SoftBank
Tính đến cuối năm 2022, Quỹ Tầm nhìn của SoftBank vốn được coi là đầu tàu của giới đầu tư đã rơi vào tình trạng thua lỗ 4 quý liên tiếp. Điều đó khiến cho ARM, công ty sản xuất chip được SoftBank mua lại vào năm 2016 trở thành nơi “cứu cánh”.
ARM là nhà cấp phép sở hữu trí tuệ có ảnh hưởng nhất trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu và kiến trúc chip của họ chiếm 95% thiết bị di động trên thế giới. Sau thương vụ mua lại trị giá 40 tỷ USD của Nvidia bị thất bại do luật chống độc quyền, đồng thời kế hoạch mua lại chung của các công ty công nghệ lớn và tập đoàn khác đã kết thúc, kênh duy nhất để Softbank rút tiền thông qua ARM là niêm yết độc lập.
Kế hoạch lên sàn chứng khoán của ARM từng gặp rất nhiều trở ngại. Tại Mỹ, họ đã tập hợp rất nhiều khách hàng lớn của ARM để có một quỹ tiền mặt dồi dào, đây có thể coi là địa điểm lý tưởng cho ARM lên sàn. Tuy nhiên, xuất phát điểm của ARM lại là ở Anh. Và để duy trì vị thế trung tâm tài chính quốc tế của London, các quan chức chính phủ Anh đã vận động SoftBank để ARM được niêm yết kép ở cả Anh và Mỹ. Tuy nhiên sau đấy tình hình ở Anh rơi vào thế bất ổn, các quan chức chịu trách nhiệm đàm phán với SoftBank đã từ chức nên việc lên sàn tại London bị đình chỉ. Cuối cùng, SoftBank chọn niêm yết ARM tại Mỹ vào năm 2023.
Theo báo cáo, ARM có kế hoạch chọn nhà bảo lãnh phát hành trong tháng 3 này, nộp báo cáo bạch vào tháng 4, định giá IPO vào cuối mùa hè và hoàn thành đợt chào bán đầu tiên vào cuối năm nay.
Theo kế hoạch ban đầu, ARM dự kiến sẽ huy động được ít nhất 8 tỷ USD thông qua IPO. Hiện nay, giá trị thị trường của ARM rơi vào khoảng từ 30-70 tỷ USD, 50 tỷ USD là mức định giá trung bình, vượt quá cả mức giá chuyển nhượng trước đó Nvidia đề nghị. Tuy nhiên, việc niêm yết của ARM tại Mỹ trong thực tế lại không lạc quan như tưởng tượng.
Kể từ quý 3/2022, nguồn cung chip toàn cầu dư thừa và áp lực tồn kho của các nhà sản xuất chất bán dẫn hạ nguồn cao. Ngày nay, thị trường điện tử tiêu dùng vẫn chưa ổn định và định giá của toàn bộ ngành công nghiệp bán dẫn đang ở mức thấp trong lịch sử, dự kiến sẽ xảy ra suy thoái từ 3% đến 5% vào năm 2023.
Vào tháng 10/2022, khi công ty sản xuất chip tự lái Mobileye lên sàn Nasdaq, mức định giá của công ty chỉ ở mức 16,7 tỷ USD, thấp hơn mức 30 tỷ USD tại buổi niêm yết và thấp hơn nhiều so với mức 50 tỷ USD dự kiến của Intel.
Trong thị trường chất bán dẫn, mức định giá 50 tỷ USD dường như đã trở thành mức định giá hợp lý sau khi loại bỏ hết vật cản. Tuy nhiên, đối với SoftBank, mức định giá này đã giảm đáng kể so với mức 60 tỷ USD họ dự kiến vào năm ngoái.
IPO ARM gây ảnh hưởng ra sao tới Trung Quốc?
Hai năm sau thương vụ mua lại ARM của SoftBank, ARM đã thành lập một công ty liên doanh tại Trung Quốc với tên ARM China, chủ yếu là ủy quyền thiết kế ARM cho các công ty sản xuất và phát triển chip tại quốc gia này. Từ năm 2018-2021, tổng doanh thu của ARM Trung Quốc đã tăng 250%, chiếm hơn 20% tổng doanh thu của ARM.
Theo Technode China, việc ARM Trung Quốc từ chối tiết lộ sổ sách cho trụ sở chính đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc ARM làm báo cáo tài chính công khai. Trước khi hội đồng quản trị giành lại quyền kiểm soát thực tế, để tránh tình trạng trên, Softbank cũng đã nộp hồ sơ đăng ký lên cơ quan quản lý kinh doanh Trung Quốc nhằm chuyển 47% cổ phần của ARM tại ARM Trung Quốc cho tổ chức Vision Fund. Nếu việc chuyển nhượng thành công, ARM Technology sẽ không còn là công ty liên doanh của ARM Trung Quốc và không cần tiết lộ dữ liệu tài chính liên quan của ARM Trung Quốc trong bản cáo bạch.
Trong tương lai, ARM với tư cách là một công ty niêm yết tại Mỹ sẽ phục vụ thị trường Trung Quốc thông qua ủy quyền ARM China. Đồng thời họ cũng sẽ phục vụ trực tiếp cho các công ty thiết kế chip do Trung Quốc tài trợ như Oppo.
Chip độc lập và mã nguồn mở của Trung Quốc trực chờ bùng nổ
Mặc dù việc ARM Trung Quốc hoạt động độc lập là sự thật nhưng hiện nay vẫn còn rất nhiều tranh cãi xoay quanh tác động của đợt IPO ARM lên ngành công nghiệp chip Trung Quốc.
Có người cho rằng, một khi việc niêm yết ARM tại Mỹ thành công, chắc chắn đó sẽ là thứ vũ khí lợi hại để Mỹ chặn đứng ngành công nghiệp chip Trung Quốc. Chen Jia, một nhà nghiên cứu chiến lược quốc tế độc lập, chỉ ra rằng việc nghiên cứu và phát triển chip của các công ty công nghệ do Trung Quốc tài trợ sẽ đối mặt với những thách thức mới ở cấp độ kiến trúc hệ thống cơ bản mới. Điều quan trọng họ cần làm bây giờ là phải phá vỡ thế độc quyền của rắn hai đầu X86 và ARM càng sớm càng tốt.
Vào tháng 12/2022, ARM đã ra tuyên bố chính thức không cấp phép cho quyền sở hữu trí tuệ thiết kế CPU tiên tiến cho các công ty chip Trung Quốc. Điều này đã dẫn đến thực trạng ngày một tồi tệ hơn của các nhà sản xuất chip tại quốc gia này. Mặc dù nhờ vào đặc tính mở, linh hoạt và có thể tùy chỉnh, RISC-V được coi như một lựa chọn thay thế ARM, trở thành mã nguồn mở ngày càng nhận được nhiều sự chú ý ở Trung Quốc nhưng việc nghiên cứu chỉ đang ở giai đoạn sơ khai và thiếu sự hỗ trợ về mặt sinh thái và thị trường. So với các sản phẩm của ARM, lợi thế của RISC-V vẫn chưa được làm rõ.
Tuy nhiên, Chen Jia tin rằng, với sự phổ biến toàn cầu của API được kích hoạt bởi MLLM các mô hình lớn như GPT3, một xu hướng mới trong việc phát triển các chip chuyên dụng sẽ được hình thành. Dựa vào thị trường nội địa khổng lồ và kinh nghiệm xây dựng sinh thái RISC-V trước đây, trong tương lai, chuỗi ngành công nghiệp chip của Trung Quốc sẽ có thể thực hiện đổi mới độc lập toàn diện đối với sản xuất chip của Trung Quốc trong lĩnh vực phát triển chip RISC-V.