Sau đợt điều chỉnh vừa qua, mặt bằng lãi suất huy động đã giảm đáng kể so với cuối năm 2022. Dù vậy, lãi suất huy động hiện nay vẫn cao hơn 2 – 3 điểm % so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng vẫn được các ngân hàng niêm yết cao hơn hẳn so với các kỳ hạn 5 tháng.
Khảo sát của chúng tôi tại 35 ngân hàng vào sáng ngày 9/3, mức lãi suất cao nhất dành cho kỳ hạn 12 tháng lên tới 9,1%/năm, do Kienlongbank nêm yết.
Ngoài ra còn có 26 nhà băng khác áp dụng mức lãi suất từ 8% trở lên cho kỳ hạn 6 tháng. Trong đó, SCB, VietBank và HDBank áp dụng mức 9%/năm cho kỳ hạn 6 tháng.
Nhóm 4 ngân hàng có vốn Nhà nước vừa qua đã đồng loạt giảm lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng xuống còn 5,8%/năm. Như vậy, chênh lệch lãi suất kỳ hạn 6 tháng giữa nhóm tư nhân và nhóm Big4 hiện lên tới 1,7 – 3,3 điểm %.
Lưu ý, để được hưởng các mức lãi suất cao nhất này, khách hàng cần đáp ứng các điều kiện mà ngân hàng đưa ra như gửi bằng hình thức trực tuyến hoặc/và có số tiền gửi lớn hơn mức tối thiểu theo quy định. Ngoài ra, mức lãi suất huy động có thể thay đổi tùy vào tình hình cân đối vốn của từng chi nhánh ngân hàng.
Mặt khác, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng chỉ được tối đa 6%/năm. Chênh lệch lãi suất giữa kỳ hạn 5 tháng và 6 tháng do đó vẫn mức rộng 1,5-3,1%/năm dù chỉ cách nhau 1 tháng. Điều này cũng đã hướng các khách hàng gửi nhiều tiền hơn ở kỳ hạn 6 tháng, để có lãi suất cao hơn đáng kể so với các kỳ hạn ngắn. Hơn nữa, lãi suất kỳ hạn 6 tháng hiện nay cũng không quá cách biệt so với các kỳ hạn dài như 1 năm, 2 năm.
Một lý do nữa khiến nhiều người gửi tiền chọn kỳ hạn 6 tháng thay vì kỳ hạn dài là bởi tính linh hoạt khi số tiền gửi sẽ đáo hạn sớm.
Như vậy nếu có ý định sử dụng tiền trong ngắn hạn, bạn nên gửi kỳ hạn 6 tháng để có thể xoay vốn khi cần thiết. Nếu tiền nhàn rỗi không sử dụng đến, bạn có thể gửi kỳ hạn 12 tháng hoặc dài hơn để nhận mức lãi suất cao