Bông là mặt hàng duy nhất trong nhóm đóng cửa với mức tăng tương đối mạnh.
Nhóm nguyên liệu công nghiệp thu hút được nhiều sự chú ý khi bông là mặt hàng duy nhất trong nhóm có mức tăng tương đối mạnh (3,78%) và chốt phiên ở mức hơn 2.967 USD/tấn.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết, bán hàng bông niên vụ 21/22 trong tuần trước đó của Mỹ đạt 259,2 nghìn kiện, tăng 96% so với mức trung bình 4 tuần.
Chính thông tin này đã hỗ trợ đà tăng rất mạnh của giá bông trong 2 phiên giữa tuần, khi mà nhu cầu tiêu thụ có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ.
Dù vậy, trong báo cáo được phát hành vào 23 giờ đêm thứ 6 vừa sau, USDA bất ngờ hạ dự báo nhập khẩu bông của Trung Quốc trong niên vụ 21/22 từ 8,8 xuồng còn 8,5 triệu kiện, thấp hơn đến 4,3 triệu kiện so với năm ngoái.
Điều này đã góp phần kiềm chế đà tăng của mặt hàng này.
Bên cạnh đó, dầu cọ Malaysia đã dẫn đầu đà giảm của toàn thị trường với mức giảm rất sâu 8,53% sau 3 phiên suy yếu liên tiếp vào cuối tuần và đóng cửa ở mức thấp nhất trong 2 tháng.
Chính phủ Indonesia đã cắt giảm thuế suất cố định và hạ trần thuế xuất khẩu dầu cọ thô từ mức 575 USD/tấn xuống còn 488 USD/tấn nhằm khuyến khích xuất khẩu. Việc này là nguyên nhân chính gây áp lực lên giá trong thời gian gần đây.
Đối với các loại hàng hóa tiêu dùng không thiết yếu khác như ca cao hay cà phê, đều sụt giảm mạnh sau khi chỉ số USD Index bật tăng mạnh lên mức cao nhất gần 1 tháng.
Giá ca cao giảm gần 3% sau 4 phiên trượt giá liên tiếp còn cà phê Robusta thậm chí đã giảm cả 5 phiên trong tuần.