Theo Bloomberg, tình trạng bất ổn khi các quốc gia đua nhau tăng lãi suất đã ảnh hưởng đến danh mục đầu tư ngoại hối của ngân hàng Thụy Sỹ.
Đồng thời ngân hàng này cũng phải đối mặt với tình trạng mất giá trị với lượng vàng họ đang nắm giữ cũng như vị thế tiền tệ Thụy Sĩ. Đây cũng là khoản lỗ hàng năm cao kỷ lục của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ.
Mặc dù kết quả này sẽ không ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, chúng vẫn khiến cho ngân hàng phải đối mặt với khả năng thanh toán cho chính phủ Thụy Sĩ và các bang ngày càng khó khăn.
Bloomberg nhận định có thể đây sẽ chỉ là lần thứ hai trong lịch sử hơn 100 năm của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ sẽ phải khất khoản thanh toán này.
Đây cũng là khoản lỗ hàng năm cao kỷ lục của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ. Ảnh: Financial Times
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ đã dành hơn một thập kỷ để can thiệp vào thị trường tiền tệ để ngăn đồng franc Thụy Sĩ tăng giá, dẫn đến danh mục dự trữ ngoại hối lên tới hơn 800 tỷ franc.
Công cụ chính sách tiền tệ chính hiện nay của ngân hàng là lãi suất, và họ đã từ bỏ lãi suất âm vào cuối tháng 9, nhưng Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ cho biết họ vẫn sẵn sàng thực hiện các biện pháp can thiệp trong tương lai.
Vào tháng 6, Ngân hàng Thụy Sỹ đã tăng lãi suất chủ chốt lên âm 0,25% và 0,5% vào tháng trước. Theo tính toán của Bloomberg, ngân hàng này vẫn kiếm được 69,3 triệu franc trong quý III, nâng tổng số tiền kể từ khi họ bắt đầu tính phí gửi tiền vào ngân hàng từ năm 2015 lên 11,9 tỷ franc.
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ là một công ty cổ phần, có cả cổ đông là nhà nước lẫn tư nhân, và lợi nhuận được tính bằng cách so sánh chênh lệch giá tài sản vào đầu và cuối mỗi kỳ. Do đó, ngân hàng vẫn sẽ có thay đổi lớn về lợi nhuận và các khoản lỗ tạm thời vào cuối năm nay.