Ngành Bảo hiểm được hưởng lợi khi lãi suất ngân hàng tăng. (Ảnh: Int)
Vừa qua Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hoàn tất kỳ họp chính sách tháng 9. FED chính thức tăng lãi suất thêm 0,75%, qua đó đưa khung lãi suất điều hành lên 3-3,25%. Đồng thời, FED nâng dự báo khung lãi suất trong năm 2022 từ 3,4% (trong kỳ họp tháng 6) lên 4,4% trong kỳ này, cho tín hiệu sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong 2 kỳ họp còn lại của năm 2022.
Khi đồng USD được neo ở mức cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Để tránh tình trạng khối ngoại sẽ tiếp tục rút ròng và đồng thời ổn định tỷ giá USD/VND, tăng sức mạnh cho VND, Chính phủ đã quyết định tăng lãi suất điều hành. Theo đó, trần lãi suất đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng đã tăng 0,3%/năm lên 0,5%/năm.
Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tăng 1%/năm lên 5%/năm. Sau thông báo của Ngân hàng Nhà nước, nhiều ngân hàng thương mại đã triển khai chính sách lãi suất tiền gửi mới.
KienlongBank ngày 23/9 điều chỉnh tăng lãi suất huy động với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Với kỳ hạn ngắn 1-5 tháng, lãi suất được điều chỉnh tăng kịch trần lên 5%/năm, tương ứng thêm 1% so với trước; kỳ hạn 1 tháng tăng thêm 0,2-0,5%. Lãi suất các kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và 13 tháng cũng được điều chỉnh tăng 0,2%.
BacABank cũng điều chỉnh lãi suất huy động kỳ hạn dưới 1 tháng lên kịch trần là 0,5%/năm. Các kỳ hạn từ 1-6 tháng tăng thêm 0,5-0,8% lên 4,5-4,8%/năm. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng tăng thêm 0,3% lên 6,8%/năm. Kỳ hạn 12-36 tháng tăng thêm 0,2% lên lần lượt là 7,1%/năm và 7,2%/năm.
Theo chuyên gia của SSI, việc tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng đến thị trường nói chung và các ngành nói riêng. Tuy nhiên mỗi ngành sẽ có tác động khác nhau. Nhóm ngành Bảo hiểm và một số nhóm ngành có lượng tiền mặt dồi dào được hưởng lợi từ câu chuyện tăng lãi suất huy động.
Về mặt lý thuyết thì nhóm Bảo hiểm sẽ hưởng lợi chính vì là đây là những doanh nghiệp cầm tiền và gửi tiết kiệm nhiều nhất. Vì ngành bảo hiểm là ngành kinh doanh tiền, họ huy động tiền qua các sản phẩm bảo hiểm (bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ,…). Hơn nữa, ngành bảo hiểm kinh doanh chắc chắn đa phần các doanh nghiệp sẽ gửi tiết kiệm và mua trái phiếu, ít khi đầu tư cổ phiếu và các tài sản rủi ro.
SSI cho rằng động thái tăng lãi suất tiền gửi sẽ tạo tiền đề cho các ngân hàng thương mại tăng lãi suất đầu ra, ngoại lệ vẫn giữ ổn định đối với một số các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên. Do đó, các doanh nghiệp hưởng lợi từ động thái này không phải là doanh nghiệp có lượng tiền gửi lớn nhất, mà là các đơn vị đang có quy mô tiền ròng lớn nhất (tiền, tương đương tiền trừ đi các khoản vay nợ có lãi suất) do cần bù trừ với tác động từ khả năng ngân hàng tăng lãi suất đầu ra.
SSI đã thống kê các đại diện đang thuộc top doanh nghiệp có lượng tiền ròng lớn nhất trên 3 sàn. Cụ thể:
Nhóm ngành ảnh hưởng ngắn hạn bởi câu chuyện tăng lãi suất, đó là nhóm Ngân hàng. Theo đó, mô hình kinh doanh của ngành ngân hàng bao gồm phần chính là huy động và cho vay ăn chênh lệch lãi suất. Việc tăng lãi suất huy động sẽ làm tăng chi phí bắt đầu tăng lên trong khi chủ trương của Chính phủ và Thủ tướng cũng đã yêu cầu không tăng lãi suất cho vay và thậm chí sẽ giảm lãi suất cho vay với những nhóm ngành bất lợi từ đợt COVID để kinh tế phục hồi.
Tiếp theo là nhóm Chứng khoán và Bất động sản: trong tài sản bao gồm tài sản an toàn và tài sản rủi ro. Khi tăng lãi suất huy động thì sẽ tăng lãi suất an toàn lên dẫn đến việc huy động tài sản an toàn như kênh gửi tiết kiệm sẽ tăng lên và điều tất yếu thì tài sản rủi ro như chứng khoán bất động sản sẽ bị bán và chuyển dần qua tài sản an toàn nên sẽ những bất lợi trong ngắn hạn.
Cuối cùng là nhóm Bảo hiểm, Xây dựng hạ tầng, Điện năng, Nông nghiệp... và những nhóm ngành hưởng lợi từ câu chuyện lãi suất.