"Tôi cần bao nhiêu tiền để trở thành siêu giàu", câu hỏi muôn thuở nhưng luôn nhận được nhiều sự quan tâm.
Gần đây, công ty tư vấn đầu tư Henley & Partners công bố báo cáo mang tính bước ngoặt, cho thấy sự nổi lên của các triệu phú centi-millionaire (chỉ những người sở hữu khối tài sản trị giá 100 triệu USD trở lên).
Nghiên cứu toàn cầu đầu tiên về 25.490 triệu phú USD cho thấy bức màn về tầng lớp siêu giàu ngày càng lớn. Họ làm việc trong các lĩnh vực như công nghệ, nhà tài chính, CEO đa quốc gia và có cả người thừa kế. Đại dịch gây xáo trộn về kinh tế và xã hội nhưng cũng đẩy nhanh tốc độ tích lũy tài sản ở mức cao nhất.
Tiến sĩ Juerg Steffen, Giám đốc điều hành của Henley & Partners, lưu ý rằng nhóm người có tài sản trị giá hơn 100 triệu USD là đại diện tốt nhất cho thế nào là "siêu giàu có".
Theo báo cáo, giới centi-millionaire ngày càng lớn. Ảnh minh hoạ: Advisory Excellence.
"Triệu phú USD là người giàu có đến mức họ không cần phải suy nghĩ về số tiền họ chi tiêu. Trên thực tế, mức độ giàu có mà họ đạt được khiến họ không bao giờ phải lo lắng về tiền bạc nữa.
Cách đây không lâu, vào cuối những năm 1990, 30 triệu USD được coi là khối tài sản tối thiểu để được gọi là siêu giàu có. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi đáng kể kể từ đó, khiến 100 triệu USD trở thành tiêu chuẩn mới", tiến sĩ Steffen cho biết.
Cách centi-millionaire gây dựng khối tài sản triệu USD
Báo cáo cho biết không có con đường cố định nào để trở thành centi-millionaire. Một số người được thừa kế tài sản trong khi số khác làm việc chăm chỉ để đạt được 100 triệu USD.
Song báo cáo cũng cho thấy sự khác biệt thế hệ lớn. Hiện có nhiều doanh nhân trẻ thành công khi khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, gia nhập câu lạc bộ 100 triệu USD.
Trong khi đó, các Baby Boomers (người sinh năm 1946-1964) vẫn có xu hướng thống trị danh sách centi-millionaire, dù họ đang kiếm tiền từ quyền chọn cổ phiếu và bán doanh nghiệp.
Báo cáo cho thấy không có con đường cố định để trở thành triệu phú USD. Ảnh minh hoạ: The Highlands Current.
Đi đâu để bắt gặp centi-millionaire?
Khi nói đến những người siêu giàu, câu hỏi "Bạn đến từ đâu" có thể tạo ra những câu trả lời khác nhau.
Quốc gia "quê hương" hàng đầu của centi-millionaire là Mỹ, nơi có 38% (9.730) triệu phú USD toàn cầu, dù nước này chỉ chiếm 4,25% tổng dân số thế giới (theo Worldometer).
Theo sau đó là Trung Quốc và Ấn Độ với số lượng lần lượt là 2.021 và 1.132 triệu phú USD. Các quốc gia này xếp hạng cao hơn đáng kể với các thị trường chính ở châu Âu: Vương quốc Anh ở vị trí thứ 4 (với 968 tỷ phú USD) và Đức ở vị trí thứ 5 (966).
Các vị trí tiếp theo lần lượt là: Thuỵ Sĩ (808), Nhật Bản (765), Canada (541), Australia (463)... Trong khi đó, Nam Phi là quốc gia đứng đầu châu Phi với 92 triệu phú USD, giữ vị trí thứ 27 toàn cầu.
Những con số này tiếp tục phát triển khi giới siêu giàu ngày một đa dạng hoá nơi sinh sống để mở rộng cơ hội đầu tư và hoạt động kinh doanh.
Andrew Amoils, Trưởng bộ phận Nghiên cứu của New World Wealth, cho biết centi-millionaire là nhóm tài sản hàng đầu toàn cầu quan trọng và phù hợp nhất hiện nay.
Ảnh minh hoạ: Innovative Advisory Group.
Sở thích xa xỉ của giới nhà giàu
Bên cạnh sự đa dạng hóa về nơi cư trú, thói quen và sở thích của centi-millionaire cũng đang đa dạng hóa.
Báo cáo của Henley cho thấy rằng 7 trong số 10 sở thích phổ biến nhất của giới siêu giàu liên quan đến hoạt động giải trí ngoài trời, gồm chơi golf, đi du thuyền và chèo thuyền, đạp xe địa hình, cưỡi ngựa, câu cá… Ngoài ra, nhiều người trong số đó còn thích sưu tập tác phẩm nghệ thuật, đồng hồ và ô tô cổ.
Trượt tuyết và đi săn là hai sở thích phổ biến của giới nhà giàu. Ảnh: The Times.
Họ cũng đang chi tiêu nhiều hơn cho các giao dịch bền vững và thân thiện với môi trường.
Nhiều triệu phú USD đang phát triển các khu bất động sản sinh thái ở những nơi như Zimbali Estate, dải rừng nhiệt đới trên Bờ biển Dolphin ở Nam Phi. Theo nghiên cứu của Henley, ít nhất một nửa số triệu phú trên thế giới dự kiến sẽ sở hữu hoặc sống trong một khu bất động sản sinh thái vào năm 2050.
Trên hết, mục tiêu chính của triệu phú USD là sự lựa chọn: Nhiều lựa chọn hơn để cung cấp cho con cái của họ nền giáo dục ưu tú, kinh doanh, đầu tư, đi nghỉ dưỡng, nghỉ hưu.
Tiến sĩ Rainer Zitelmann (một tác giả và người đóng góp cho báo cáo) cho biết: "Những người siêu giàu theo đuổi tự do và độc lập. Họ muốn tự mình quyết định xem có làm việc hay không, làm công việc gì, làm việc khi nào, làm việc ở đâu và làm việc với ai".