Lần đầu tiên trong 2 thập kỷ qua, các quỹ trái phiếu trên thế giới ghi nhận rút ròng với tổng giá trị là 175 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2022.
Trong một Báo cáo phân tích mới đây của Quỹ Đầu tư Trái phiếu Techcom (TCBF) cho rằng đầu tư vào tài sản thu nhập cố định nói chung và trái phiếu nói riêng vẫn là xu hướng không thể thiếu trong sự phát triển và mở rộng của các quỹ mở trên thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này và tiềm năng phát triển còn rất lớn.
Hiện tượng rút ròng các quỹ trái phiếu đang diễn ra trong bối cảnh lãi suất toàn cầu gia tăng gần đây.
Giá trị đầu tư ròng vào các quỹ trái phiếu trên toàn cầu (tỷ USD).
Cũng theo TCBF, chính các nhà đầu tư cá nhân với quy mô đầu tư nhỏ dễ bị tác động tâm lý và gây ra làn sóng bán lại chứng chỉ quỹ ồ ạt trong thời gian qua.
Riêng tại Việt Nam, từ đầu tháng 10 đến nay, hàng nghìn tỷ đồng đã bị các nhà đầu tư rút khỏi các quỹ trái phiếu TCBF, SSIBF, MBBond và DCBF.
Điều này đang gây áp lực rất lớn cho các công ty quản lý quỹ trái phiếu khi phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt thanh khoản tạm thời.
Giá trị đầu tư ròng của các quỹ trái phiếu Việt Nam từ 30/9/2022 đến 14/11/2022.
Nguyên nhân của việc rút ròng này xuất phát từ tâm lý hoang mang, lo lắng của các nhà đầu tư sau khi các vụ án liên quan đến trái phiếu liên tục diễn ra.
Thời gian qua, có một thực tế là bất kỳ sản phẩm đầu tư nào liên quan đến từ khóa trái phiếu đều bị nhà đầu tư rao bán để nhanh chóng thu tiền về, nhằm bảo toàn nguồn vốn.
Thống kê biến động tài sản quản lý và rút tiền của các Quỹ trái phiếu tại Việt Nam từ 30/09/2022 đến 14/11/2022.
Các quỹ đầu tư trái phiếu đang lo lắng việc rút ròng quá nhiều sẽ hạn chế khả năng đáp ứng tiền mặt của các quỹ cũng như các hoạt động tái cân bằng danh mục và tận dụng các cơ hội từ thị trường.
Biến động giá trị tài sản ròng của các quỹ đầu tư trái phiếu tại Việt Nam tại 30/09/2022 và 31/10/2022.
Giải pháp trước việc rút ròng hiện này là tạm thời hạn chế mua lại chứng chỉ quỹ thường để nhằm bảo vệ tối đa lợi ích của các nhà đầu tư.