Liên kết tất cả những vấn đề đó là sự gia tăng không ngừng của lãi suất kể từ năm 2022, chính xác là điều đã tác động đến thị trường, nhưng lần này đã có sự khác biệt do quan điểm chắc chắn rằng chu kỳ thắt chặt tiền tệ sắp kết thúc.
Kết quả là giá trị chứng khoán thế giới tăng 12%, tương đương 6 nghìn tỷ đô la, song trong đó có những cổ phiếu có giá trị cao kỷ lục một cách đáng ngại. Kết quả đó phần lớn nhờ vào ChatGPT, sự bùng nổ của AI đã giúp những ‘Ông lớn’ công nghệ tận hưởng mức tăng tổng cộng 70%. Apple, Microsoft, công ty mẹ của Google là Alphabet, Amazon và Netflix đã kiếm được 35% -50% lợi nhuận.
Cổ phiếu của Meta và Tesla đã tăng hơn gấp đôi, trong khi nhu cầu AI đối với chip bán dẫn đã đẩy cổ phiếu của Nvidia tăng trên 180%, nhanh chóng lọt vào câu lạc bộ các công ty Mỹ có vốn hóa 1 nghìn tỷ USD.
Trevor Greetham, trưởng bộ phận đa tài sản của Royal London Asset Management, cho biết: “Về cơ bản, mọi thứ có vẻ tồi tệ vào cuối năm ngoái nên không mất nhiều thời gian để thị trường vực dậy.
Nhưng trước sự bùng nổ của lĩnh vực công nghệ, ông nói rằng "nó có thể là một bong bóng", với các công ty hiện đang thực sự cần phải kiếm được khoản thu nhập tăng 40% để biện minh cho mức định giá cao của họ.
Chỉ số Nikkei trung bình của cổ phiếu Nhật Bản là một chỉ số xuất sắc khác trong năm nay, tăng 16% tính theo đồng đô la hoặc 26% tính theo đồng yên, là kết quả tốt nhất trong một thập kỷ.
Giá vàng đã tăng 5%, trái phiếu chính phủ kỳ hạn tham chiếu tăng 3% -6%, trong khi tài sản của các quốc gia bị thiệt hại nặng nề nhất trên thế giới về tài chính thậm chí còn có hiệu suất tốt hơn.
Trái phiếu ở El Salvador, nước hiện đang chiến đấu với tình trạng vỡ nợ, đã mang lại mức lợi nhuận khổng lồ 58%. Trái phiếu Sri Lanka đã kiếm được 34%, của Zambia tăng 24% và Ukraine, Pakistan – nơi bị chiến tranh tàn phá - và của Argentina – nơi vỡ nợ hàng loạt - đồng loạt tăng 19%.
Viktor Szabo, giám đốc phụ trách danh mục đầu tư thị trường mới nổi của Abrdn cho biết: “Thật đáng chú ý. "Khoảng một nửa mức lỗ trong năm ngoái đã được bù đắp trong năm nay và tất cả đều diễn ra chỉ trong vài tháng qua."
Đồng yên và Nhân dân tệ giảm sâu
Đồng đô la nhìn chung đã ổn định hơn mặc dù thực tế là Nhật Bản vẫn chưa tăng lãi suất và nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa tăng trưởng bùng nổ. Đồng yen và nhân dân tệ đã lần lượt giảm 9% và gần 5% trong năm nay.
Những nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ để giải quyết các vấn đề của mình sau cuộc bầu cử lại của Tayyip Erdogan đã không được thực hiện dễ dàng khi đồng lira giảm thêm 28%.
Ai Cập đã phá giá đồng tiền của mình khoảng 20%, Nigeria đã giảm 40% giá trị đồng naira, trái lại đồng peso của Colombia và Mexico và đồng forint của Hungary tăng từ 10% đến 17%.
Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã có tổng cộng 90 lần tăng lãi suất trong năm nay, trong khi chỉ có 17 lần hạ lãi suất. Nếu tính cả các hành động lãi suất của năm ngoái thì tính đến nay chỉ có hơn 470 lần tăng, so với 1.202 lần giảm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tăng lãi suất thêm 500 điểm cơ bản (bps) từ mức gần bằng 0 vào năm ngoái, Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã tăng lãi suất thêm 400 điểm cơ bản và nhiều nền kinh tế đang phát triển trên thế giới thậm chí còn tăng nhiều hơn thế. Ngay cả Ngân hàng Nhật Bản – đang có chính sách tiền tệ cực kỳ nới lỏng - cũng có thể đang tiến gần đến một ngã ba đường, cân nhắc việc điều chỉnh chính sách của mình.
Và tất cả đã gây ra rất nhiều xáo trộn.
Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn hai năm, rất nhạy cảm với các động thái của Fed, đã tăng từ 4% lên 5% trong tháng 2, chỉ giảm xuống 3,5% khi Ngân hàng Silicon Valley, một ngân hàng cho vay cỡ trung của Mỹ mà ít người từng nghe đến, sụp đổ và từ đó dẫn đến việc ngân hàng khổng lồ Thụy Sĩ 167 tuổi Credit Suisse phải yêu cầu UBS giải cứu khẩn cấp.
Lợi suất của Mỹ đã nhanh chóng thay đổi sau đó. Lợi suất của châu Âu đang tăng trở lại và khoảng cách giữa lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm và 10 năm - một chỉ báo truyền thống về suy thoái - gần như bị đảo ngược như trước khi xảy ra khủng hoảng.
Trên thị trường tiền điện tử, bitcoin đã phục hồi mạnh mẽ, tăng vọt hơn 80% theo kiểu biến động điển hình.
Sự quan tâm từ những công ty khổng lồ ở Phố Wall bao gồm BlackRock cũng đang thúc đẩy lợi nhuận, mặc dù các nhà quản lý Mỹ kiện các sàn giao dịch Binance và Coinbase đã phơi bày lỗ hổng của tiền điện tử, dẫn tới những quy chế pháp luật ngày càng chặt chẽ hơn đối với loại tiền này.
Hàng hóa, một phần quan trọng khác trong bức tranh thị trường rộng lớn, đã bị mất đà trong nửa đầu năm nay.
Giá khí đốt tự nhiên của châu Âu giảm 51%, giá dầu giảm 13% và giá lúa mì và ngô giảm mạnh, giúp mang lại hy vọng lạm phát trên toàn cầu sẽ chậm lại.
Và trong khi quan điểm hiệu ứng 'Goldilocks' về lạm phát và lãi suất cao nhất (lãi suất tăng sẽ làm giảm lạm phát) có thể đã thắng trong nửa đầu năm 2023, thì xu hướng giảm lạm phát vẫn đang dao động.