Thị trường tài chính thế giới đã trải qua những tháng biến động mạnh. Hiện tại, cổ phiếu của các ngân hàng Mỹ đã hồi phục song vẫn ở gần mức thấp nhất 2 năm, và nỗi lo suy thoái kinh tế vẫn chưa được xóa tan.
Dưới đây là những sự kiện đáng chú ý trên thế giới:
1/ Một phần tư của năm sắp trôi qua
Những gì đã diễn ra trong quý I/2023? Tháng 1 chứng kiến việc nhà đầu tư đổ xô vào cổ phiếu. Việc đổ xô mua mạnh cổ phiếu – khi đó giá rất rẻ - đã khiến lượng tiền chảy vào thị trường chứng khoán trong tháng 1 năm nay nhiều hơn bất cứ tháng 1 nào khác. Với việc đã gần như xác định được mức lãi suất cao nhất của chu kỳ này, trái phiếu đột ngột trở nên vô cùng hấp dẫn khi lợi suất đạt mức cao nhất trong nhiều năm. Nguy cơ lạm phát có vẻ ít nghiêm trọng hơn so với lo sợ, và kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, vào tháng cuối quý, một loạt công ty kinh doanh tiền điện tử, cổ phiếu quay đầu giảm sau khi ngân hàng Silicon Valley và ngân hàng Credit Suisse gặp rắc rối về tài chính gây xáo trộn thị trường.
Sau những điều đó, “đỉnh lãi suất” có vẻ đến nhanh hơn nhiều so với dự kiến, không phải bởi lạm phát đã được kiểm soát mà vì các ngân hàng trung ương cảnh giác với nguy cơ lãi suất tăng quá nhanh và quá nhiều có thể thổi bùng ngọn lửa khủng hoảng tín dụng.
2/ Thị trường cần bình tĩnh, tránh hoảng loạn
Sau sự cố của một số ngân hàng Mỹ đã diễn ra một ‘cuộc hôn nhân’ của Credit Suisse và UBS để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng rộng lớn
Giám đốc Thomas Jordan của SNB cho rằng 2 tuần tới sẽ rất quan trọng để đảm bảo việc UBS tiếp quản Credit Suisse. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed Jerome Powell) cho biết nếu xảy ra một cuộc khủng hoảng tín dụng sẽ có những tác động "đáng kể" đối với nền kinh tế Mỹ - đang tăng trưởng chậm lại.
Các ngân hàng trung ương và các chính phủ đã kịp thời can thiệp để ngăn chặn các dấu hiệu hoảng loạn. Và lúc này, rất cần các mạng xã hội giúp sức để kiểm soát việc lan rộng nỗi sợ hãi. Giám đốc điều hành của Citigroup C.N, Jane Fraser, đã nói rằng mạng xã hội là một "công cụ thay đổi hoàn toàn cuộc chơi" trong hoạt động ngân hàng.
3/ Các ngân hàng trung ương đồng loạt ra tay
Sau ngân hàng trung ương Mỹ, các ngân hàng Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore, Liên minh châu Âu và Anh đã can thiệp để làm dịu tâm lý lo sợ của thị trường.
4/ Mỹ công bố những dữ liệu quan trọng
Dữ liệu của Mỹ trong vài ngày tới sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về ‘sức khỏe’ tiêu dùng và tình trạng lạm phát của Mỹ, là thời điểm thích hợp cho các nhà đầu tư đang cố gắng cân nhắc xem liệu nền kinh tế có thể ngăn chặn một cuộc suy thoái hay không trong bối cảnh thị trường lo ngại hoạt động cho vay trên thế giới sẽ chậm lại, từ đó làm yếu đi nền kinh tế.
Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng tháng 3 của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Ba (28/3). Chỉ số này của tháng 2 đã giảm một cách bất ngờ.
Đến thứ Sáu (1/4), chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân tháng 2 của Mỹ sẽ được công bố, sẽ đưa ra một cái nhìn khác về lạm phát. Chi tiêu tiêu dùng cá nhân của Mỹ đã tăng tốc vào tháng 1, làm dấy lên lo ngại rằng Fed sẽ tích cực thắt chặt tiền tệ hơn nữa.
Fed đã tăng lãi suất thêm 1/4 điểm hôm 22/3, nhưng đã thay đổi quan điểm về triển vọng lãi suất, từ chỗ rất quan tâm tới việc tăng lãi suất và lạm phát chuyển sang lập trường thận trọng hơn do thị trường tài chính có dấu hiệu hỗn lọan do các điều kiện tài chính bị thắt chặt.
5/ Nhật Bản theo dõi lạm phát
Thống đốc sắp tới của Ngân hàng Nhật Bản, Kazuo Ueda, sẽ theo dõi chặt chẽ dữ liệu lạm phát mới nhất của nước này.
Xét cho cùng, ông Ueda mang trên vai gánh nặng của hàng thập kỷ kích thích khổng lồ của người tiền nhiệm khi ông tiếp quản vào tháng Tư tới.
Thị trường kỳ vọng rất nhiều rằng ông sẽ lên kế hoạch tháo gỡ một cách khéo léo các biện pháp kiểm soát đường cong lợi suất và lãi suất âm trong nhiệm kỳ của mình, nhưng câu hỏi quan trọng là khi nào ông làm điều đó?
Ông Ueda không vội, nhưng áp lực đang gia tăng.
Tokyo sẽ công bố dữ liệu CPI tháng 3 vào ngày 31/3, từ đó có thể cho thấy lạm phát đã vượt qua mục tiêu 2% của BOJ trong tháng thứ 10 liên tiếp. Và lạm phát tiền lương cũng tăng nhanh.
Nhưng các nhà hoạch định chính sách nói rằng sự phục hồi kinh tế vẫn còn mong manh. Đó là chưa kể một số ngân hàng Mỹ và Châu Âu gặp khó khăn càng khiến ông Ueda có thêm lý do để thận trọng.