Dưới đây là những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý trong tuần 18-22/9:
1/ Quyết định của Fed
ECB vừa ra tín hiệu chấm dứt việc tăng lãi suất mạnh mẽ, khiến thị trường cổ vũ. Bây giờ đến lượt ngân hàng trung ương quan trọng nhất thế giới.
Fed được cho là sẽ giữ nguyên lãi suất chủ chốt ở mức 5,25-5,50% khi kết thúc cuộc họp vào thứ Tư (20/9). Dữ liệu lạm phát mới nhất cao hơn một chút so với dự kiến, nhưng điều đó không khiến cho thị trường nâng mức dự đoán về khả năng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất.
Cho dù đó là Mỹ hay Châu Âu, các nhà đầu tư đều nghi ngờ về việc chu kỳ thắt chặt lãi suất toàn cầu này sắp kết thúc. Điều đó không có nghĩa là những lo lắng về khả năng lạm phát khó khăn sẽ giữ lãi suất ở mức cao lâu hơn. Những phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell về sự cần thiết của việc tiếp tục chống lạm phát có thể khiến lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ tăng cao, làm giảm hơn nữa sức hấp dẫn của cổ phiếu nhưng lại hỗ trợ đồng USD.
2/ Ba ngân hàng họp vào thứ Năm
Các quyết định về lãi suất ở Anh, Scandinavia và Thụy Sĩ sẽ đưa ra manh mối về việc liệu các nền kinh tế Bắc Âu này có thể chịu được bất kỳ lần thắt chặt tiền tệ nào nữa hay không.
Ngân hàng Riksbank của Thụy Điển được dự đoán sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên 4%, bất chấp ‘nỗi đau’ kinh tế ngày càng gia tăng khi sản xuất sụt giảm, đồng tiền yếu và lạm phát cao hơn nhiều so với mục tiêu mặc dù đã giảm xuống 4,7% trong tháng 8.
Cũng trong ngày thứ Năm (20/9), Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) được cho là sẽ tăng lãi suất lần thứ 15 liên tiếp, đưa lãi suất tham chiếu đối với tiền vay lên 5,5%. Ngay cả khi lạm phát chung giảm do giá nhà giảm, một bộ phận đáng kể các nhà kinh tế vẫn dự đoán lạm phát của Anh sẽ tiếp tục tăng trong năm nay.
Ngân hàng trung ương Na Uy cũng dự kiến sẽ đẩy lãi suất tham chiếu đối với tiền vay tăng lên, sau khi tăng 25 điểm cơ bản trong tháng 8 lên 4%. Các nhà phân tích và nhà giao dịch hiện chia đều mức dự đoán về việc Thụy Sĩ sẽ tăng hay giữ lãi suất ở mức 1,75%.
3/ BOJ có thể sắp tăng lãi suất
Những bình luận gần đây của Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) Kazuo Ueda đã châm ngòi cho thị trường trái phiếu chính phủ Nhật Bản, khiến lợi suất trái phiếu kỳ hạn tham chiếu tăng vọt trên 0,7% lần đầu tiên sau gần một thập kỷ.
Nguyên nhân là bình luận của ông bất ngờ ẩn chứa xu hướng thắt chặt tiền tệ. Chỉ vài tuần sau khi tăng gấp đôi trần lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm lên 1%, ông Ueda đã nói về khả năng lãi suất ngắn hạn âm sẽ chấm dứt vào cuối năm nay.
Quyết định chính sách của BoJ và cuộc họp báo vào ngày 22 tháng 9 trở nên quan trọng bởi vì: (1) là có thể cho thấy manh mối về việc BOJ có đang điều chỉnh chính sách tiền tệ hay không? (2) là liệu ông Ueda có làm rõ quan điểm của mình sau khi đánh giá phản ứng của thị trường hay không?
Một số người theo dõi BOJ đưa ra giả thuyết rằng việc ông Ueda bất ngờ thay đổi quan điểm là do đồng yên trượt xuống mức đáy 10 tháng, là 147,875 JPY/USD, điều này bắt đầu khiến Bộ Tài chính Nhật Bản lo lắng.
Nhưng không chỉ là lời nói, sẽ cần đến hành động để ngăn chặn sự suy giảm đó: Sau khi phục hồi, đồng yên đã suy yếu trở lại, xuống mức khoảng 147,30 JPY.
4/ Lãi suất của các nền kinh tế mới nổi tăng/giảm trái chiều
Các thị trường mới nổi cũng điều chỉnh lãi suất nhưng theo hướng khác nhau.
Phần lớn châu Mỹ Latinh, nơi đã tăng lãi suất nhanh và nhiều trong chu kỳ thắt chặt vừa qua, hiện đang ở chế độ nới lỏng. Cuộc họp của các nhà hoạch định chính sách của Brazil vào thứ Tư (20/9) dự kiến sẽ tuân thủ cam kết cắt giảm 50 điểm phần trăm trong mỗi cuộc họp để giảm lãi suất tham chiếu – hiện ở mức 13,25%.
Nhưng đối với ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ, cuộc họp vào thứ Năm (21/9), cách duy nhất là tiếp tục tăng. Các nhà phân tích dự đoán các nhà hoạch định chính sách nước này sẽ nâng lãi suất tham chiếu từ 25% hiện nay lên 35% vào cuối năm.
Nam Phi sẽ giữ lãi suất ổn định ở mức 8,25% tại cuộc họp vào thứ Năm tới để hạn chế tác động của lạm phát giá nhiên liệu. Ngân hàng trung ương Ai Cập và Đài Loan sẽ họp cùng ngày.
5/ Kinh tế châu Âu bấp bênh
Tháng 8 có thể là tháng cuối cùng mà người tiêu dùng châu Âu còn mua sắm nhiều.
Lĩnh vực dịch vụ trong khu vực lần đầu tiên trong năm nay rơi vào tình trạng thu hẹp, trong khi hoạt động sản xuất đã bị thu hẹp 13 tháng liên tiếp. Chỉ số dưới 50 không phải là thảm họa, nhưng sự suy thoái sâu sắc hơn nhiều so với dự đoán của nhiều người. Điều đó đã gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng mọi người hãy nhớ lại có thời điểm đồng euro giảm giá tới 1% trong ngày phát hành.
Hoạt động trên toàn nền kinh tế châu Âu nói chung đã suy giảm và các nhà kinh tế tin rằng suy thoái kinh tế ở khu vực đồng euro đang nhanh chóng trở thành điều không thể tránh khỏi, đặc biệt trong bối cảnh hoạt động kinh doanh đang xấu đi.
Tuy nhiên, vẫn có hy vọng rằng lĩnh vực sản xuất của các nhà máy có thể vượt qua thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất và các cuộc khảo sát nhanh về Chỉ số Nhà quản lý Mua hàng vào ngày 22 tháng 9 có thể xác nhận điều đó. Nhưng với việc người tiêu dùng đang phải chịu tổn thất do lãi suất cao và lạm phát, sự phục hồi trong lĩnh vực dịch vụ của châu Âu có thể là một viễn cảnh xa vời hơn.
Tham khảo: Reuters