Theo báo cáo của Grand View Research, doanh thu năm 2030 của ngành du lịch y tế (mediacal tourism) trên toàn cầu sẽ lên đến gần 100 tỷ USD. Là khái niệm không còn xa lạ trên thế giới, thậm chí còn là xu hướng du lịch lên ngôi sau đại dịch, tuy nhiên việc phát triển du lịch y tế ở Việt Nam theo hướng nào vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.
NGÀNH DU LỊCH "TỶ ĐÔ"
Xuất hiện và phát triển từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, ngày nay, du lịch y tế đã trở thành ngành dịch vụ phổ biến toàn cầu, là lựa chọn của hàng triệu người mong muốn được trải nghiệm dịch vụ y tế chất lượng cao với mức chi phí lý tưởng.
Với tính chất là mô hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe bằng các liệu pháp y tế hiện đại, mang lại những trải nghiệm thư giãn, đồng thời phòng ngừa các tác nhân gây bệnh, sử dụng các liệu pháp thẩm mỹ làm đẹp không xâm lấn… du lịch y tế sẽ là một trong sáu xu hướng phát triển chính của du lịch thế giới, theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO).
Tại Châu Á, du lịch y tế đang mở rộng nhanh chóng. Một số nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Malaysia… đang là điểm đến du lịch y tế của lượng lớn du khách Mỹ và các nước Châu Âu. Năm 2019, Thái Lan đón hơn 3 triệu lượt khách chữa bệnh, tạo doanh thu hơn 700 triệu USD. Cùng năm, Ấn Độ cán mốc 3 tỷ USD, Malaysia đạt 1,7 tỷ USD doanh thu. Khách hàng du lịch y tế tại các quốc gia Châu Á có nhu cầu chủ yếu gồm thẩm mỹ, chăm sóc nha khoa, chỉnh hình,…
Theo Market Data Forecast, quy mô thị trường du lịch y tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt giá trị 9,53 tỷ USD vào năm 2022 và 26,20 tỷ USD năm 2027.
Dù chưa trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch y tế nhưng Việt Nam vẫn là quốc gia du lịch đầy hấp lực với gần 16 triệu lượt khách quốc tế năm 2018 và 18 triệu lượt vào năm 2019. Trải qua hai năm ảnh hưởng từ đại dịch, du lịch Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm cao nhất trên toàn thế giới (tăng trên 75%) về lượng tìm kiếm quốc tế. Trong đó, loại hình du lịch y tế tại Việt Nam đang dần phát triển. Chỉ riêng 2018, đã có 80.000 người nước ngoài đến Việt Nam tìm kiếm dịch vụ và điều trị y tế, mang lại nguồn thu hơn 1 tỷ USD.
TIỀM NĂNG TRỞ THÀNH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH Y TẾ HÀNG ĐẦU ĐÔNG NAM Á
Tính cạnh tranh về chi phí là một trong những nguyên nhân giúp Việt Nam thu hút khách du lịch y tế. Chỉ riêng lĩnh vực nha khoa, tạp chí International Living (Úc) đã bình chọn Việt Nam là một trong ba quốc gia hàng đầu Đông Nam Á được khách Úc ưa chuộng, với mức chi phí chỉ bằng ⅓ so với Úc.
Bên cạnh đó, thời gian cũng là yếu tố giúp du lịch y tế tại các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam chiếm ưu thế. Trong khi tại Mỹ, Úc hay các quốc gia Châu Âu, để thực hiện việc làm răng sứ phải mất từ 2-3 tháng thì tại Thái Lan hay Việt Nam, dịch vụ này sẽ được hoàn thiện chỉ trong 2 tuần.
Tuy nhiên, các hoạt động còn diễn ra đơn lẻ, chưa hình thành một sản phẩm hoàn chỉnh khiến lĩnh vực này chưa đạt được doanh thu như tiềm lực vốn có. Bên cạnh đó, các sản phẩm được du khách lựa chọn hiện nay chủ yếu là y học cổ truyền, nha khoa và thẩm mỹ. Điều này cho thấy, du lịch y tế Việt Nam cần đa dạng hóa dịch vụ để thu hút khách hàng.
Năm 2022, góp mặt vào sự phát triển của ngành du lịch y tế Việt Nam, sự xuất hiện của trung tâm y học tái tạo AAA Intelligent Health ngay trong lòng dự án Shizen Nami đã mang lại một tin vui cho ngành bất động sản nói riêng và du lịch y tế nói chung. Trung tâm được Gotec Land bắt tay đầu tư cùng StemCells 21 (Thái Lan) - tập đoàn chuyên nghiên cứu về tế bào gốc, và TruDiagnostic - chuyên công nghệ ứng dụng và phần mềm giải mã gen tại Mỹ.
Ông Lê Minh Quang, bác sĩ, cố vấn y khoa, thành viên Ban quản trị trung tâm AAA Intelligent Health, nhận định: “Du lịch y tế Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển với sự xuất hiện của các điểm đến trị liệu đạt chuẩn quốc tế. Ngoài ra, việc tiếp nhận và luân chuyển nhân sự y tế từ các quốc gia phát triển sẽ giúp trình độ chuyên môn, trang thiết bị máy móc phục vụ khám chữa bệnh tại Việt Nam có nhiều bước tiến mới.”
Thực tế, khách du lịch y tế sẽ có thời gian lưu trú kéo dài trung bình từ 7 - 15 ngày do đặc thù của loại hình này. Do vậy, với hơn 400 căn hộ cung cấp ra thị trường với đa dạng các tiện ích tái tạo năng lượng, Shizen Nami được kỳ vọng không chỉ là điểm đến du lịch y tế hàng đầu Đông Nam Á mà còn đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách trị liệu tại Trung tâm AAA Intelligent Health.
Sức khỏe và du lịch là hai trong số các tiêu chuẩn đánh giá mức sống của người dân một quốc gia. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và có nhiều tiềm năng về ngành du lịch và y tế. Sự xuất hiện của các dự án được đầu tư bài bản, có chiến lược, sẽ là đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng của du lịch y tế cũng như ngành du lịch nói chung.