Thị trường có lên có xuống
Trước những bất thường trên thị trường xăng dầu thời gian gần đây, ông Bùi Ngọc Bảo - Quyền chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) - cho rằng, xăng dầu là mặt hàng kinh doanh rất rủi ro, giá cả lên xuống theo thị trường. Kinh doanh xăng dầu giống như chơi chứng khoán không phải lúc nào cũng lãi, vừa mua vào xong giá có thể giảm 10 - 20%. Việc lỗ lãi mà các doanh nghiệp xăng dầu phản ánh tùy thuộc vào việc có ký hợp đồng hay không chứ không phải là doanh nghiệp to hay nhỏ.
Các cửa hàng kinh doanh, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu muốn có lợi nhuận ổn định thì có cần có các hợp đồng đại lý, doanh nghiệp đầu mối để hưởng chiết khấu cố định. Trên thực tế, nó có hình thức này chứ không phải không có.
Nếu ký hợp đồng đại lý, nghĩa là hàng hóa giá cả cửa hàng bán lẻ không cần quan tâm. Các doanh nghiệp đại lý đổ hàng vào đây, giá do doanh nghiệp đại lý chỉ định. Doanh nghiệp bán lẻ được hưởng chiết khấu, hưởng hoa hồng. Mức hoa hồng này do đơn vị bán và đơn vị mua tự thỏa thuận với nhau. Doanh nghiệp bán lẻ không liên quan gì đến giá xăng thế giới tăng hay giảm. Việc lãi hay lỗ là do đại lý chịu. Với hình thức này thì các doanh nghiệp sẽ rất an toàn.
Có rất nhiều mối quan hệ về kinh tế trong xăng dầu. Trong đó, có hình thức đại lý như tôi vừa nói. Nhưng thông thường, hình thức đại lý rất ít người sử dụng. Thị trường đang có chiếu khấu 1.500 đồng nhưng nếu doanh nghiệp bán lẻ, cửa hàng xăng dầu vẫn chỉ ký với doanh nghiệp phân phối, doanh nghiệp đầu mối mức chiết khấu hưởng hoa hồng ví dụ cố định là 600 đồng thì doanh nghiệp bán lẻ sẽ thấy sốt ruột.
Cần kiểm tra các hợp đồng kinh tế
Liên quan đến vấn đề các cửa hàng xăng dầu báo lỗ và tìm mọi lý do để đóng cửa nhằm giảm lỗ, ông Bùi Ngọc Bảo cho rằng, xăng dầu là ngành kinh doanh có điều kiện, và một trong những điều kiện quan trọng đó là yêu cầu phải có hợp đồng kinh tế, tức là hợp đồng trao đổi mua bán xăng dầu giữa các thương nhân với nhau.
Câu hỏi đặt ra liệu chăng các doanh nghiệp không ký hợp đồng chặt chẽ với nhau? Có hiện tượng cửa hàng bán lẻ, doanh nghiệp xăng dầu mua bán hàng trôi nổi trên thị trường bên cạnh việc mua từ các nguồn chính thức từ các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối. Khi "đứt" nguồn này thì quay sang mua nguồn "chính thống" thì không có hợp đồng ràng buộc nên mới dẫn tới tình trạng trên.
Bởi nếu căn cứ vào sản lượng xăng dầu đã đăng ký mua theo hợp đồng kinh tế, thì chắc chắn không thể có chuyện đầu mối không cấp hàng. Lúc đó, những đơn vị không mua được hàng theo sản lượng đã ký kết với nguồn cấp thì có thể "chìa" hợp đồng ra, cung cấp cho cơ quan chức năng.
Rõ ràng, khi khan hàng mới thấy hợp đồng kinh tế cực kỳ quan trọng, chặt chẽ bao nhiêu thì tính tuân thủ càng cao. Sự đứt gãy cục bộ một phần lớn là do sự lỏng lẻo trong ràng buộc hợp đồng cung cấp giữa các doanh nghiệp.
Vậy giải pháp là gì đối với các doanh nghiệp? Trước hết, chúng ta cần xem lại các hợp đồng mà doanh nghiệp bán lẻ ký kết với đại lý như thế nào, bên nào vi phạm. Về tổng nguồn cung thì không thiếu, vấn đề ở đây là chuyện lỗ lãi của các doanh nghiệp.
Việc các doanh nghiệp bán lẻ kiến nghị để họ được mua xăng dầu từ nhiều nguồn khác nhau. Câu hỏi đặt ra nếu các nguồn cùng chiếu khấu bằng 0 thì doanh nghiệp bán lẻ tính sao? Đây là vấn đề rất bất cập trong vấn đề về ổn định về mặt nội bộ chứ hiện các cửa hàng xăng dầu vẫn mở cửa và bán theo giá chỉ định.
Việc một số cửa hàng xăng dầu ngừng bán, các cơ quan chức năng sẽ vào kiểm tra xem doanh nghiệp còn hàng hay không, ký hợp đồng với ai, như thế nào như thế mới tìm ra được doanh nghiệp vào vi phạm.
Cơ quan chức năng là Bộ Công Thương khẳng định không có biến cố gì về nguồn, hai nhà máy sản xuất vẫn giao hàng đầy đủ, việc nhập khẩu vẫn thực hiện theo hạn ngạch được phân giao. Trước đó, mức chiết khấu vẫn còn rất lớn, từ 1.200 - 1.300 đồng/lít nhưng sau khi điều chỉnh giá được vài ngày thì chiếu khấu xuống 100 – 200 đồng thậm chí bằng 0 đồng. Vậy câu hỏi đặt ra là lúc chiết khấu hơn 1.000 đồng doanh nghiệp bán lẻ không lấy nhiều hàng vào, quan trọng là không ai biết? Cách đây 3-4 ngày, chiếu khấu hơn 1.000 đồng thì không thấy doanh nghiệp nào kêu.
Theo ông Bảo, văn hóa doanh nghiệp của mình là văn hóa kêu. Để sáng tỏ ra tình hình này như thế nào thì phải xem ở hợp đồng kinh tế, doanh nghiệp nào vi phạm sẽ bị xử lý. Việc này mới có thể giải quyết về mặt căn cơ được. Đây là quan hệ cung cầu hàng hóa cho nên đã là doanh nghiệp thì phải đi theo đúng quy định của luật pháp và là căn cứ để nêu ra doanh nghiệp nào vi phạm, trừ trường hợp bất khả kháng.
Trươc đó, trả lời phỏng vấn Báo Tuổi trẻ, ông Bùi Ngọc Bảo cho rằng, Cơ quan chức năng là Bộ Công thương khẳng định không có biến cố gì về nguồn, hai nhà máy sản xuất vẫn giao hàng đầy đủ, việc nhập khẩu vẫn thực hiện theo hạn ngạch được phân giao. Trước đó, mức chiết khấu vẫn còn rất lớn, từ 1.200 - 1.300 đồng/lít nhưng sau khi điều chỉnh giá được vài ngày thì chiết khấu bằng 0 và có hiện tượng khan hàng, mua hàng từ các đầu mối khó khăn. Sau kỳ điều hành ngày 22-8 khi giá thế giới có xu hướng tăng cao, doanh nghiệp tính toán có thể vượt quá biên độ gây ra lỗ thì tâm lý găm hàng, giữ hàng là không thể tránh khỏi.
Tôi cho rằng đây là vấn đề của các doanh nghiệp với nhau, tức là trong quan hệ mua bán giữa doanh nghiệp đầu mối và các thương nhân phân phối, tổng đại lý, đại lý. Tại sao lại không mua được hàng thì phải xem xét từ gốc, đó là hợp đồng kinh tế giữa các bên.
Thị trường xăng dầu đang vận hành với sự tham gia của rất nhiều thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối lẽ ra phải cạnh tranh hơn, minh bạch hơn...
Ông Bùi Ngọc Bảo cũng cho rằng, kinh doanh xăng dầu là ngành rủi ro, khi đã chấp nhận kinh doanh thì phải chấp nhận rủi ro này và doanh nghiệp phải tự lo trước đã. Đây là ngành nghề lựa chọn nên phải tính toán khi đầu tư.
Đặc biệt khi hiện nay, mạng lưới cửa hàng quá dày đặc, cấp phép nhiều quá mức cần thiết, lên tới gần 17.000 theo tôi là nhiều, quá dày đặc mà không hiệu quả. Có những cửa hàng mỗi tháng chỉ bán 30 - 50 khối thì với biến động của thị trường như hiện nay, chắc chắn chấp nhận "lỗ sặc".
Hiện chúng ta quá chú trọng số lượng mà quên vai trò vô cùng quan trọng là của thị trường, là vai trò của doanh nghiệp cung cầu. Bởi vậy, thị trường sẽ tự thanh lọc, khi không có năng lực tài chính, năng lực kinh doanh. Không có cơ chế nào ngăn cấm là không cấp phép, doanh nghiệp cứ đủ điều kiện là cấp phép nhưng tồn tại được hay không thì sẽ để thị trường tự thanh lọc, không đáp ứng được điều kiện nữa thì Nhà nước rút giấy phép.