CTCP Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt (mã TVC-HOSE) vừa công bố báo cáo kiểm toán năm 2022 với mức lỗ gần 318 tỷ đồng.
Theo đó, doanh thu năm 2022 đã kiểm toán đạt 156,5 tỷ đồng, giảm 67% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế chưa kiểm toán lãi hơn 18 tỷ và sau kiểm toán lỗ gần 318 tỷ đồng, tương ứng giảm 1.809%.
TVB cho biết, tổng doanh thu trên BCTC năm 2022 dạt 156,5 tỷ đồng giảm 323,3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, giảm 67%. Doanh thu giảm do năm 2022 thị trường chứng khoán đã giảm điểm mạnh, giá trị và khối lượng giao dịch giảm nhiều dẫn lới các khoản doanh thu từ đầu tư tự doanh, doanh thu phí môi giới và margin đều giảm.
Cụ thể: doanh thu tự doanh năm 2022 đạt 12,8 tỷ giảm 173,9 tỷ so với cùng kỳ; doanh thu môi giới chứng khoán đạt 45,7 tỷ giảm 86,8 tỷ so với cùng kỳ.
Tổng chi phí trên BCTC năm 2022 là 475,3 tỷ đồng, tăng 363,3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, tăng 326%.
Chi phí tăng chủ yếu là HĐQT và Ban Tổng giám dốc đã quyết định trích lập dự phòng tổn thất với số tiền 336,4 tỷ dồng các khoản phải thu dẫn tới chi phí hoạt động tăng nhiều và đây cũng là nguyên nhân dẫn tới sự chênh lệch lợi nhuận sau thuế của Báo cáo tài chính dã kiếm toán so với Báo cáo tài chính tự lập năm 2022.
Mặt khác, tại thời kiểm kết thúc năm 2022, doanh thu giảm và chi phí tăng dẫn đến lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 687,1 tỷ đồng và Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 616,6 tỷ đồng - tương ứng giảm 206% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, trên Báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán còn ghi nhận ý kiến ngoại trừ, nhấn mạnh của bên kiểm toán gồm: giá trị khoản phải thu khác tại ngày 31/12/2022 của công ty số tiền 480,69 tỷ đồng và cơ sở trích lập dự phòng rủ ro tài chính đối với khoản thu.
Theo đó, TVB đã có giải trình như sau số dư nợ phải thu khác tại ngày 31/12/2022 bao gồm 480,69 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2022 là của các Hợp đồng môi giới mua bán chứng khoán với mục đích hợp tác tìm kiếm cơ hội đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên do trong năm 2022 có phát sinh một số vấn đề liên quan tới hoạt động và tổ chức nên công ty chưa thể làm việc với các đối tác để đôn đốc tiến độ và thu hồi số tiền đã chuyển theo hợp đồng.
Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc công ty sau khi xem xét một cách thận trọng về khả năng thu hồi đã quyết định trích lập dự phòng tổn thất một cách thận trọng với tỷ lệ 70% số dư nợ - phải thu với số tiền là 336,483 tỷ đồng, giá trị thuần của các khoản nợ phải thu nêu trên trên Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2022 là 144,207 tỷ đồng. Do ảnh hưởng không tốt của thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng trong năm 2022 nên việc thực hiện các Hợp đồng môi giới mua chứng khoán không thuận lợi và không được đồng bộ do đó Kiểm toán viên đã đưa ra ý kiến không thể thu thập được các bằng chứng kiểm toán hữu hiệu để đánh giá mục đích, đối tượng tham gia họp tác và hiệu quả của các Hợp đồng môi giới mua bán chứng khoán, nên không thể đánh giá được về số dư, tính phân loại và trình bày của các khoản nợ phải thu và giá trị dự phòng tổn thất cần trích lập đối với các khoản phải thu nêu trên tại ngày 31/12/2022, cũng như không đánh giá được ảnh hưởng của chúng dến các chỉ tiêu khác trên Báo cáo tài chính kết thúc tại ngày 31/12/2022.
Liên qua đến nhấn mạnh chênh lệch đánh giá lại tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS), TVB cho biết, tài sản tài chính sẵn sàng dể bán (AFS) bao gồm các mã cổ phiếu HPG và FPT được Công ty phân loại tại thời điểm ghi nhận ban đầu (năm 2021) và áp dụng nhất quán cho năm tài chính 2022 theo theo hướng dẫn hạch toán của Thông tư 334/2016/TT-BTC ngày 27/12/2016 của Bộ Tài chính.
Khoản lỗ đánh giá lại AFS theo giá thị trường với số tiền 92.816.362.618 đồng được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu tại Chỉ tiêu TK 4121 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản tài chính theo giá trị hợp lý, đồng thời ghi nhận vào chỉ tiêu Thu nhập (lỗ) toàn diện khác trên báo cáo kết quả hoạt động riêng. Các khoản lỗ do đánh giá lại đều được phản ánh giảm vốn chủ sở hữu và Giảm thu nhập toàn diện, mà không phản ánh vào Lợi nhuận sau thuế năm 2022 và chỉ tiêu Lợi nhuận chưa phân phối. Việc ghi nhận như vậy sẽ tiếp tục cho đến khi tài sản tài chính được dừng ghi nhận theo đúng hướng dẫn của Thông tư 334/2016/TT-BTC.
Do chưa phản ánh vào Lợi nhuận sau thuế nên các phân tích/đánh giá dựa trên Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối từ kết quả kinh doanh năm 2022 từ các bên hữu quan sẽ chưa bao gồm khoản lỗ trên. Do đó Kiểm toán viên nhấn mạnh nội dung “Kết quả hoạt động và Lợi nhuận sau thuế năm 2022 của Công ty chưa bao gồm khoản lỗ do đánh giá lại các tài sản tài chính sẵn sàng để bán nêu trên”.
Công ty cổ phần Chứng khoán Trí Việt không phát sinh các nghĩa vụ tài chính/pháp lý nào từ sự kiện nêu trên.
Hiện tại, công ty đã thực hiện việc kiện toàn bộ máy nhân sự chủ chốt, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh và đã được ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép diều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán nên Báo cáo tài chính năm 2022 được lập dựa trên giả thiết công ty hoạt động liên tục là phù hợp.