Những dự án nhà ở chỉ mới hoàn thành 1 nửa hoặc bị tạm dừng là điều không có gì lạ ở Đồng Lăng – một thành phố ở phía đông của tỉnh An Huy, Trung Quốc.
“Mua 1, tặng 1”, là quảng cáo tại 1 dự án nhà ở ở Đồng Lăng. Nhưng dù là với khuyến mại hời như vậy nhưng mức giá 1,45 triệu NDT (202.000 USD) vẫn quá cao với hầu hết người dân ở đây. Được biết, mức lương hàng tháng trong khu vực này trung bình chỉ đạt 3.000 – 4.000 NDT.
“Dù họ có giảm giá rẻ hơn nữa thì vẫn sẽ không có bất kỳ ai mua”, một người dân chia sẻ.
Những ngôi nhà ế chỉ là 1 hiện tượng cho thấy sự sụt giảm mạnh trong thị trường bất động sản Trung Quốc. Chính phủ thừa nhận rằng có “sự thay đổi lớn trong mối quan hệ giữa cung và cầu ở thị trường bất động sản cả nước”.
Doanh số toàn quốc đối với những ngôi nhà mới giảm 26,8% vào năm 2022, giảm thêm 2,8% nữa trong nửa đầu năm 2023.
Người mua đặc biệt ít tại những thành phố hạng 3,4 như Đồng Lăng. Bất động sản và những ngành công nghiệp liên quan mở rộng tạo ra 30% GDP của Trung Quốc. Mặc dù những ngành này đã thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng khi nhu cầu tăng mạnh, nhưng giờ đây lại đang đè nặng lên nền kinh tế.
Những công ty bất động sản chúa nợ như China Evergrande đã chịu thiệt hại nặng nề. Trong khi đó, dân số Trung Quốc bắt đầu giảm lần đầu tiên trong 61 năm vào cuối năm 2022 khi thị trường chuyển từ trạng thái thiếu hụt sang dư thừa.
Số lượng nhân viên tại các công ty bất động sản được niêm yết trên sàn tại Trung Quốc còn khoảng 100.000 vào năm ngoái giảm từ mức 890.000 tại thời điểm cuối năm 2021.
“Các đợt sa thải đang gây áp lực lên khẩu vị chi tiêu của các hộ gia đình”, theo Meng Lei – chiến lược gia tại UBS.
Trước đó, tờ AFP cũng đưa tin một thị trấn bỏ hoang đầy những biệt thự được xây dở dang ở phía đông bắc Trung Quốc đã tìm thấy một cuộc sống mới: Nhiều người nông dân bắt đầu chiếm đóng thị trấn này và sử dụng đất hoang để trồng trọt và chăn nuôi gia súc.
Tập đoàn bất động sản khổng lồ Greenland của Trung Quốc đã động thổ dự án biệt thự State Guest Mansions ở tỉnh lị Thẩm Dương, thuộc Liêu Ninh vào năm 2010. Dự án xây dựng độc quyền ở vùng phía đông bắc Trung Quốc này có 260 biệt thự theo phong cách châu Âu để bán những người siêu giàu của thành phố.
Tuy nhiên, dự án đã bị đình chỉ 2 năm sau đó.
Các biệt thự được xây dựng dở dang hiện đang bị “tấn công” bởi nông dân địa phương, những người cày xới đất và trồng trọt trên bãi cỏ mọc um tùm của các biệt thự bỏ hoang. Những ngôi nhà hoang vắng, dang dở và chưa được sơn, giống như những bia mộ đổ nát rải rác trên vùng đất hoang rộng lớn.
Thị trấn ma này hiện không có triệu phú - thay vào đó, cư dân của vùng này bao gồm nhiều loại gia súc thang bên ngoài các biệt thự theo phong cách châu Âu.
Một người nông dân có tên Guo, 45 tuổi đã chuyển tới thành phố ma này nói rằng việc xây dựng chấm dứt “do vấn đề tham nhũng”.
Trên các trang mạng xã hội như Douyin, có rất nhiều video về những người ngồi xổm trong các tòa nhà chung cư bỏ hoang. Trong một số video, nhiều người sống trong các căn hộ được xây dựng dở dang và nấu ăn trong nhà bếp tạm thời, không có lựa chọn nào khác ngoài việc sống trong các căn hộ không có đồ đạc. Khi bị bỏ hoang, giống như các biệt thự quốc gia của Thẩm Dương, những dự án phát triển lớn này có thể biến thành những khu phố ma - hoặc tệ hơn là thành phố ma.
Li Gan – một giáo sư kinh tế tại Đại học Texas A&M nói vào năm 2021 rằng các thành phố ma “là hiện tượng độc đáo của Trung Quốc”. Sự không phù hợp giữa nhu cầu giảm và nguồn cung dư thừa đã dẫn đến những dự án bị bỏ rơi này xuất hiện trên khắp Trung Quốc.