Thị trường ghi nhận những tín hiệu mới
Theo báo cáo mới công bố của DKRA Việt Nam về phân khúc đất nền, TP.HCM và các tỉnh lân cận ghi nhận 6 dự án mở bán sản phẩm đất nền trong tháng 11, trong đó có 4 dự án mới.
727 sản phẩm đất nền được cung cấp ra thị trường, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó tỉnh Bình Dương chiếm 68,8% tổng nguồn cung, còn lại là Long An chiếm 28,7% và TP.HCM chiếm 2,5%
Sức cầu thị trường đã tăng nhẹ, thể hiện ở việc 510 sản phẩm được giao dịch, đạt tỷ lệ tiêu thụ 70%. Những dự án có hạ tầng và pháp lý hoàn thiện thu hút người mua hơn cả (theo DKRA Việt Nam).
Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính đánh giá, khi có room tín dụng vào năm 2023 thì thị trường bất động sản Việt Nam sẽ ngay lập tức sôi động trở lại. Dòng tiền này sẽ giúp thị trường có thêm giao dịch từ các nhà đầu tư bất động sản nhỏ lẻ.
Thực tế ghi nhận, các giao dịch tại phân khúc đất nền vẫn âm thầm diễn ra ở nhóm nhà đầu tư có sẵn tiền mặt. Giới chuyên môn nhận định đây là cơ hội để nhóm nhà đầu tư này bắt đáy.
Chị Hồng Vân (Quận 9, TP HCM) vừa chốt mua lô đất tại Bảo Lộc, Lâm Đồng chia sẻ: "Dù thị trường BĐS đang ở giai đoạn có nhiều biến động khó lường nhưng dòng tiền vẫn ổn định. Nhiều nhà đầu tư đang giữ tiền chờ thời cơ để bắt đáy. Theo tôi, nếu có nguồn tiền nhàn rỗi thì đây chính là thời điểm vàng để xuống tiền, bởi hiện tại các sản phẩm BĐS đã qua gia đoạn "thanh lọc", mức giá mềm".
Giá đất nền có thể tăng trở lại trong năm 2023?
Nhiều chuyên gia đánh giá, đây là giai đoạn để thanh lọc thị trường, tạo tiền đề cho một giai đoạn thị trường bất động sản Việt Nam phát triển lành mạnh. Đồng tình với quan điểm đó, nhiều chuyên gia cho rằng, đây chính là thời điểm kiểm tra năng lực của doanh nghiệp. Thị trường đang trong giai đoạn sàng lọc mạnh mẽ, chỉ những doanh nghiệp uy tín, có thương hiệu và trách nhiệm với khách hàng mới có thể tồn tại.
Dẫu có nhiều biến động, thị trường bất động sản vẫn được đánh giá là kênh đầu tư sinh lời tốt nhất bởi ba lý do chính sau đây:
Thứ nhất, tính pháp lý của các sản phẩm hiện tại rất minh bạch. Các sản phẩm hầu hết đã quy hoạch, sổ hồng riêng. Hiện tại, nhà đầu tư chỉ cần chọn lọc sản phẩm có ưu thế nhất để xuống tiền, sở hữu bất động sản.
Thứ hai, thị trường bất động sản đang có nhiều chính sách tốt. Từ đầu tháng 11 đến nay, dễ dàng nhận thấy các doanh nghiệp địa ốc đã ồ ạt tung nhiều chính sách ưu đãi có lợi cho nhà đầu tư. Như chiết khấu lên đến 51% vào giá bán, cam kết thuê lại/mua lại sản phẩm với mức lợi nhuận cao và vô vàn ưu đãi hấp dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư. Với những nhà đầu tư đang có sẵn tiền mặt thì đây chính là thời cơ tốt để xuống tiền đầu tư trung và dài hạn.
Thứ ba, tối 5/12 vừa qua, Ngân hàng nhà nước đã nới lỏng room tín dụng điều chỉnh thêm khoảng 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. Động thái này tạo kỳ vọng tháo gỡ những khó khăn đang dở dang; đồng thời tạo động lực giúp thị trường chung ấm dần lên.
Một số chuyên gia cho hay, dù phân khúc đất nền đang gặp khó khăn trong thanh khoản nhưng đó là quy luật tất yếu sau giai đoạn tăng trưởng nóng. Theo đó, nếu như năm 2023, nhà đầu tư nào có sẵn tiền mặt, gom đất nền với mức giá mềm thì cơ hội sinh lời cao trong vòng 2-3 năm tới là điều dễ thấy.
Hiện tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam hiện dưới mức 40%. Vì vậy, dư địa cho đầu tư công còn lớn, tạo động lực cho kênh đầu tư đất nền.
Tiến sĩ Đặng Chính Thắng, người có hàng chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản, cho biết: "Hơn 10 năm đầu tư địa ốc nhưng ông luôn thấy đất nền tăng trung bình 15-20%. Dù thị trường đi xuống thì sang năm 2023, giá đất vẫn có thể tăng trở lại với mức tăng 30% so với năm 2021".
Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết, trong kinh doanh bất động sản, vị trí là yếu tố quan trọng khi đầu tư. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, khu vực trung tâm thành phố lớn đã không còn nguồn cung. Vì thế, vị chuyên gia cho rằng, khu vực vệ tinh, lân cận thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM hay các thị trường mới, kết nối thuận tiện, giàu tiềm năng du lịch sẽ là lựa chọn phù hợp.
Vài năm trở lại đây, những địa phương có kết cấu hạ tầng được đầu tư và nâng cấp đồng bộ như Bảo Lộc, Lâm Đồng đang trở thành điểm dừng chân của nhiều nhà đầu tư biết đón đầu xu hướng mới.
Tới đây, khi cao tốc Dầu Giây - Liên Khương hoàn thiện, kết nối đồng bộ với đường cao tốc TP.HCM- Long Thành - Dầu Giây, thời gian di chuyển từ Sài Gòn tới Bảo Lộc chỉ rút ngắn còn 2 giờ. Bên cạnh đó, cục Hàng không Việt Nam vừa có báo cáo đầu kỳ điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Liên Khương giai đoạn đến năm 2030 trở thành sân bay quốc tế.
Theo thống kê từ Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng, trong quý 2/2022, toàn tỉnh Lâm Đồng có 19.669 giao dịch đất nền thành công qua công chứng với hơn 21.283 tỉ đồng. Số liệu thống kê từ đầu năm 2021 đến tháng 9/2022 cho thấy, số lượng giao dịch đất nền tại Lâm Đồng liên tục tăng mạnh theo các quý trong năm.
Ông Huỳnh Kim Khánh – Giám đốc kinh doanh của một công ty BĐS tại thị trường Bảo Lộc cho biết: "Trong giai đoạn này, chúng tôi phải đưa ra chương trình thiết thực hơn cho nhà đầu tư như chính sách thanh toán dàn trải bằng vốn tự có lên đến 4 năm. Như vậy khách hàng, chỉ phải thanh toán từ 10 triệu đồng mỗi tháng mà không cần phải dùng vốn ngân hàng. Điều này giúp cho nhà đầu tư yên tâm không bị áp lực về tài chính và phù hợp với đa số thu nhập của đại chúng. Ngoài ra, chúng tôi còn áp dụng chính sách thuê lại trong suốt 6 năm, với mức thuê lại từ 8 - 10 triệu/tháng. Chính sách trên đã đón nhận được sự quan tâm đặc biệt từ nhà đầu tư, có thời điểm giao dịch hơn 18 sản phẩm BĐS chỉ trong vòng 1 ngày. Sắp tới, chúng tôi đang nghiên cứu đưa ra thêm chính sách thu mua trực tiếp với mức lợi nhuận lên đến 40% trong vòng 4 năm, chúng tôi kì vọng sẽ được đón nhận một cách tích cực".
Như vậy, thời điểm cuối năm là cơ hội để nhà đầu tư chọn lọc, sở hữu những sản phẩm bất động sản "thực" với mức "thật". Thời gian tới, khi thị trường ổn định trở lại thì khó có thể giảm giá bán hơn nữa vì chi phí đầu vào tăng cao. Không chỉ vậy, đây cũng là cơ hội để sở hữu các bất động sản có pháp lý minh bạch.