Hiện nay, theo phản ánh của người lao động, chính sách bảo hiễm xã hội vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là đối với những ngành nghề lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại.
Vừa qua, tại cuộc đối thoại của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có cuộc gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động diễn ra tại tỉnh Bắc Giang, trả lời kiến nghị của công nhân về việc Luật Bảo hiểm xã hội hiện nay còn nhiều bất cập, nhất là thời gian đóng rất dài mới được hưởng lương hưu, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ,TB&XH) Đào Ngọc Dung cho biết tiến tới sẽ có những điều chỉnh Luật để rút dần thời gian đóng xuống 15 năm và tiến tới có thể 10 năm để được hưởng lương hưu.
Cụ thể, theo Bộ trường Đào Ngọc Dung, hiện Bộ LĐ,TB&XH đang chủ trì, hiện đã hoàn tất xong hồ sơ thủ tục với 11 nhóm chính sách cải cách bảo hiểm và Quốc hội cho phép năm 2023 sẽ trình Quốc hội. Trong các nhóm này sẽ giảm dần thời gian đóng Bảo hiễm xã hội (BXXH). Trước đây, chúng ta quy định 20 năm. Dự thảo rút dần xuống 15 năm và tiến tới có thể 10 năm, với tinh thần đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ngắn hưởng ít, trên tinh thần công bằng, chia sẻ.
Bên cạnh đó, dự thảo còn tăng thêm sự liên kết giữa các nhóm BHXH với nhau, bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Cùng với đó, sẽ xử lý một vấn đề quan trọng trong bảo hiểm hiện nay là chia sẻ giữa người đóng bảo hiểm nhiều với người đóng ít, người đóng dài, người đóng ngắn.
Thực tế cho thấy, thời gian qua, người lao động đã liên tục có những phản ánh về việc thời gian đóng BHXH hiện nay dài và khó chờ đợi được để lĩnh lương hữu nên rút BHXH một lần.
Theo ông Mai Đức Chính, nguyên Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì hiện nay đang có thực tế, nhiều người lao động, nhất là công nhân ở các khu công nghiệp sau khi đóng BHXH được 10 đến 12 năm nghỉ việc đã phải rút BHXH một lần thay vì tiếp tục đóng để hưởng lương hưu.
Nguyên nhân chủ yếu là do sau khi nghỉ việc cuộc sống lao động gặp khó khăn khó, không tìm việc làm mới. Do vậy, Chính phủ cần có quỹ hỗ trợ người lao động cho vay với lãi suất thấp, tạo thêm việc làm để họ ổn định cuộc sống, có điều kiện tiếp tục tham gia đóng BHXH hướng tới hưởng lương hưu, ông Mai Đức Chính khuyến cáo.
Trong khi đó, phản hồi về dự thảo Luật BHXH sửa đổi theo hướng giảm thời gian đóng BHXH còn 15 năm được hưởng lương hưu. Trong đó đa số ý kiến đồng tình nên giảm thời gian đóng, nhưng cần điều chỉnh để tránh hưởng mức lương hưu quá thấp.
Từ những bất cập như trên, theo ông Trần Hải Nam, Phó Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ LĐ,TB&XH) cho biết, việc sửa luật, rút ngắn thời gian đóng BHXH nhằm tăng độ bao phủ chính sách an sinh, phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Nhật Bản, Hàn Quốc cũng làm tương tự.
Được biết, theo kế hoạch, Dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 6, tháng 10/2023; thông qua vào kỳ họp thứ 7, tháng 5/2024 và có hiệu lực từ 1/1/2025.
Sau 6 năm thực thi, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã bộc lộ nhiều bất cập như thời gian đóng quá dài, tối thiểu 20 năm mới được hưởng lương hưu tỷ lệ 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Theo đó, nhiều lao động khó khăn trong cuộc sống không chờ được đến thời gian lấy lượng hưu nên chọn rút BHXH một lần. Người đóng BHXH tự nguyện chỉ được hưởng chế độ hưu trí, tử tuất, không có ốm đau, thai sản.
Theo thống kê, hiện Việt Nam còn hơn 9 triệu người sau tuổi nghỉ hưu chưa được hưởng tầng an sinh nào. Đây được coi là lỗ hổng an sinh xã hội và đa phần những người này đang sống phụ thuộc vào con cháu.