Cụ thể, vị đại diện Sở Công Thương TP.HCM cho biết tính đến thời điểm này, trên địa bàn TP.HCM có các hệ thống cung cấp xăng dầu gồm 15 tư nhân đầu mối sẽ nhập khẩu và cung cấp xăng dầu cho TP; 61 tư nhân phân phối; 1 tổng đại lý; 36 đại lý bán lẻ với khoảng 449 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn TP.
Bên cạnh đó, trên địa TP.HCM hiện có 6 cửa hàng bán lẻ xăng dầu tạm ngưng hoạt động do giải thể và xin phép tạm dừng để sửa chữa.
Theo ông, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, tùy vào từng thời điểm, nhưng không quá 10 cửa hàng ngưng hoạt động, tạm ngưng hết hàng cục bộ cùng lúc trên địa bàn TP.HCM. "TP vẫn luôn duy trì 98% cửa hàng hoạt động cung cấp nhu cầu người dân", ông nhấn mạnh.
Trong thời gian tới, ông Hồng Y cho biết Sở Công Thương vẫn sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng quản lý thị trường kiểm tra, giám sát hoạt động của các cây xăng này để các cây xăng hoạt động thường xuyên cung cấp xăng dầu cho người dân TP.
Ngày 31/1 vừa qua, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết các Cục QLTT trên cả nước đã tiến hành tăng cường kiểm tra, giám sát tình trạng một số cây xăng trên địa bàn có biểu hiện găm hàng, nghỉ bán sai quy định... trong bối cảnh tình hình xăng dầu trong nước và thế giới có nhiều biến động phức tạp.
Kết quả, trong thời gian từ ngày 25/1 đến 30/1, Cục QLTT tỉnh Hà Nam đã phát hiện, xử lý 3 cơ sở vi phạm các quy định trong kinh doanh xăng dầu với tổng số tiền 45 triệu đồng.
Tại Ninh Bình, lực lượng QLTT cũng đã tiến hành xử phạt 15 triệu đồng đối với 2 cửa hàng kinh doanh xăng dầu gồm cửa hàng xăng dầu Gia Lập thuộc Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Hoàng Long (huyện Gia Viễn) và cửa hàng xăng dầu số 2 Bảo Sơn thuộc Công ty TNHH xây dựng và thương mại Kim Thành do ngừng bán mà không thông báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Còn ở Hải Phòng, đội QLTT số 8 - Cục QLTT TP Hải Phòng - cũng đã kiểm tra và xử phạt Công ty TNHH Phú Khánh 15 triệu đồng về hành vi ngừng bán hàng không thông báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Trước đó, ngày 20/1 (tức 29 Tết), Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ban hành công điện khẩn yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố thực hiện trực 100% quân số, tăng cường giám sát, kiểm tra, kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm với hệ thống kinh doanh xăng dầu ở tất cả loại hình.
Hiện sự cố của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn đã được khắc phục 100% nhưng nhiều doanh nghiệp kinh doanh cho biết vẫn gặp nhiều khó khăn nguồn hàng, đặc biệt về vấn đề chiết khấu.