Cụ thể, Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 16 hệ thống máy in chip từ Hà Lan trị giá 762,7 triệu USD, tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái, theo SCMP. Hồi tháng 10, 21 máy in thạch bản từ Hà Lan cũng được bán sang Trung Quốc nhưng với giá chỉ 672,5 triệu USD.
Mức chênh lệch giá trung bình 46% trên mỗi đơn vị máy cho thấy các công ty Trung Quốc sẵn sàng chi đậm để có được những cỗ máy tiên tiến này, bất chấp lệnh cấm của Mỹ.
Dù không tiết lộ, đối tác Hà Lan cung cấp máy in chip cho Trung Quốc nhiều khả năng là ASML - nhà cung cấp lớn nhất thế giới trong ngành máy móc in thạch bản
Đây là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất chip, khi các thiết kế vi mạch được in trên những tấm wafer kích thước lớn.
Loại máy này là thành phần chủ chốt để chế tạo ra mọi thứ trong ngành bán dẫn, từ bộ xử lý đến chip nhớ.
Theo CNBC, kể từ năm 2018, chính quyền Trump được cho là đã yêu cầu ASML không bán công nghệ in tia cực tím (EUV) cho các công ty Trung Quốc.
Các công ty công nghệ Trung Quốc dĩ nhiên luôn thèm muốn công nghệ in này, bởi họ không muốn đi theo "vết xe đổ" của Huawei từng điêu đứng sau khi chính phủ Mỹ ra lệnh thắt chặt các hạn chế thương mại, dẫn đến việc gặp khó trong việc mua chip từ TSMC.
Mặc dù vậy, bất chấp việc đã chi rất nhiều tiền, các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn chưa thể tạo ra sản phẩm đủ sức cạnh tranh với Hà Lan và Nhật Bản.