Vàng đã tăng giá khoảng 13% trong năm 2023, mức tăng mạnh nhất kể từ 2020, hiện giao dịch quanh mức 2.060 – 2.080 USD/ounce.
Thị trường này đã trải qua một năm nhiều biến động. Từ mức thấp 1.800 USD/ounce vào đầu năm 2023, giá đã trải qua nhiều sóng lên xuống, giảm trở lại mức khoảng 1.800 USD vào tháng 10 trước khi tăng vọt lên mức kỷ lục mới 2.135,40 USD vào ngày 4 tháng 12, do kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ vào đầu năm 2024 và nhu cầu liên tục vững từ các ngân hàng trung ương.
Chỉ số Dollar index giảm hơn 2% trong năm 2023, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đang ở mức thấp nhất trong vòng nửa năm, khiến vàng trở nên lấp lánh.
Trái với vàng, giá bạc giảm nhẹ trong năm 2023 xuống 23,7239 USD mỗi ounce, trong khi bạch kim giảm hơn 6% xuống 1.003,24 USD/ounce, và palladium giảm 38% xuống 1.116,31 USD/ounce.
Các nhà phân tích kỳ vọng rằng đợt phục hồi gần đây của vàng có thể kéo dài đến năm 2024 do đồng USD và lãi suất trái phiếu kho bạc sẽ còn tiếp tục giảm khi các nhà giao dịch đặt cược vào việc Fed cắt giảm lãi suất vào đầu năm tới.
“Tiếp nối đà tăng mạnh mẽ một cách bất ngờ của năm 2023, chúng tôi nhận thấy giá sẽ tiếp tục tăng vào năm 2024, được thúc đẩy bởi một loạt động lực: các quỹ phòng hộ tiếp tục mua vào, các ngân hàng trung ương tiếp tục mua vàng vật chất với tốc độ ổn định, và không kém phần quan trọng là nhu cầu mới từ các nhà đầu tư ETF,” nhà phân tích Ole Hansen của Ngân hàng Saxo cho biết.
Theo chuyên gia Staunovo cho biết: “Để giá tăng hơn nữa, chúng ta cần thấy nhu cầu mạnh mẽ hơn từ các nhà đầu tư, chẳng hạn như sự gia tăng dòng vốn ETF. Để có được điều đó, cần thấy dữ liệu kinh tế Mỹ yếu hơn và lạm phát thấp hơn để Fed có thể ôn hòa hơn”.
Nhà kinh tế Daniela Corsini của Intesa Sanpaolo cho biết: “Trong trường hợp giá tiếp tục tăng, khi Fed nới lỏng tiền tệ và rủi ro địa chính trị leo thang bất ngờ, vàng có thể đạt kỷ lục mới, với mức 2.300 USD - là mức cao nhất có thể xảy ra”.
Vào ngày 4 tháng 12, vàng đã đạt mức cao kỷ lục 2.135,40 USD khi thị trường đặt cược vào việc Mỹ sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ vào đầu năm 2024, sau khi nhận thấy xu hướng ôn hòa từ Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell. Mức giá này đã vượt kỷ lục trước đó – đạt được vào năm 2020.
Kim loại quý này gần như đã lọt vào vùng lãnh thổ chưa được khám phá vào tháng 5 năm (tăng mạnh) khi cuộc khủng hoảng ngân hàng khu vực Mỹ diễn ra khiến nhu cầu mua vàng tăng đột biến. Đến tháng 10, giá đã giảm xuống gần mức 1.800 USD/ounce cho đến khi nhu cầu trú ẩn an toàn do xung đột Israel-Hamas gây ra thúc đẩy một đợt tăng giá khác.
Các nhà đầu tư quay đã trở lại với quỹ giao dịch trao đổi vàng SPDR Gold Shares nổi tiếng, quỹ có dòng vốn vào ròng hơn 1 tỷ USD trong tháng 11.
Kết quả một cuộc thăm dò của Reuters vào tháng 10 dự báo giá sẽ trung bình là 1.986,50 USD trong năm 2024, so với mức trung bình trên 1.950 USD của năm 2023 - cao hơn bất kỳ mức giá trung bình hàng năm nào trước đó.
Ngân hàng J.P. Morgan dự đoán vàng sẽ có “một đợt phục hồi đột phá” vào giữa năm 2024, lên mức cao nhất là 2.300 USD/ounce, nhờ việc cắt giảm lãi suất dự kiến đến từ Fed. UBS dự báo giá sẽ cao kỷ lục 2.150 USD vào cuối năm 2024 nếu việc Fed cắt giảm thành hiện thực.
Hội đồng Vàng Thế giới, trong báo cáo triển vọng năm 2024, dự đoán rằng việc Fed giảm khoảng 115 – 150 điểm cơ bản có thể khiến vàng tăng 4%.
Rủi ro lạm phát
Các nhà phân tích dự đoán, xung đột ở Trung Đông, sự bất ổn từ những cuộc bầu cử ở các nền kinh tế lớn và hoạt động mua vàng của các ngân hàng trung ương, dẫn đầu là Trung Quốc, sẽ làm tăng sức hấp dẫn của vàng thỏi trong năm tới với vai trò “nơi trú ẩn an toàn”.
Tuy nhiên, “vàng có thể sẽ giảm giá nếu lạm phát gia tăng buộc Fed phải từ bỏ kế hoạch xoay trục chính sách vào năm 2024”, Han Tan, giám đốc phân tích thị trường của Exinity, cho biết.
Lạm phát hạ nhiệt nhanh hơn mức cắt giảm lãi suất của Fed cũng có thể khiến cho các nền kinh tế trở nên trì trệ và làm giảm sức mua vàng trên thị trường bán lẻ.
Heraeus Metals dự kiến nhu cầu trang sức bằng vàng sẽ ở quốc gia tiêu dùng hàng đầu thế giới - Trung Quốc – sẽ tăng trong năm 2024, và nhiều khả năng sẽ tăng hơn nữa trong năm 2024 nhờ các biện pháp kích thích kinh tế.
Đối với các kim loại quý khác, giá bạc giảm khoảng 1% trong năm 2023, xuống mức dưới 24 USD/ounce. TD Securities dự đoán giá vàng sẽ tăng lên 26 USD/ounce trong năm tới, được hưởng lợi từ nhu cầu công nghiệp cải thiện.
Heraeus dự đoán, giá bạch kim sau khi giảm khoảng 6% vào năm 2023 sẽ giữ trong phạm vi từ 800 đến 1.100 USD/ounce vào năm 2024.
Giá palladium sau khi giảm hơn 1/3 trong năm 2023 – mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2008, lần đầu tiên sau 5 năm xuống dưới 1.000 USD/ounce vào tháng 11 – sẽ phải đối mặt với tình trạng dư thừa khi xe điện trở nên phổ biến hơn. Bank of America dự kiến giá palladium sẽ đạt trung bình 750 USD/ounce vào năm 2024 nếu có bất kỳ đợt cắt giảm nguồn cung lớn nào.
Tham khảo: Reuters