VN-Index đóng cửa tháng 8/2023 ở mức 1.224,05 điểm, tăng nhẹ +1,15 điểm tương đương +0,09% so với tháng trước sau khi có điều chỉnh sâu trong tuần giữa tháng vừa qua.
Giá trị giao dịch bình quân hàng ngày trên 3 sàn tăng mạnh lên 23.471 tỷ đồng, cao hơn 23% so với tháng trước nhưng tăng mạnh (+82%) so với mức bình quân tính từ đầu năm. Giá trị giao dịch bình quân này hiện chỉ thấp hơn 15% so với thanh khoản giai đoạn VN-Index lập đỉnh.
Hầu hết các nhóm ngành có giá tăng với dòng tiền cải thiện, dẫn đầu là Công nghệ Thông tin, Dịch vụ Tài chính, Ô tô và Phụ tùng, Hóa chất. Ngược lại, Hàng cá nhân, Y tế và Dầu khí có giá giảm và thanh khoản giảm Xét theo khung thời gian tháng, tỉ trọng phân bổ dòng tiền đạt đỉnh 10 tháng ở ngành Bất động sản và chạm đáy ở ngành Ngân hàng, Thép, Dầu khí. Chỉ số giá ở 4 ngành này giảm trong tháng 8.
Nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh bán ròng với giá trị ròng 2.550 tỷ đồng trong tháng 8/2023, tính riêng giao dịch khớp lệnh họ bán ròng 2.831 tỷ đồng. Tính giao dịch khớp lệnh, nước ngoài mua ròng tập trung vào ngành Bất động sản (VRE, KBC, DXG, PDR, KDH), Ngân hàng (CTG, BID, SHB), Cảng biển (GMD), Hàng tiêu dùng (VNM, FRT, PNJ, HAX) và Hóa chất (DGC, DCM).
Ngược lại, họ bán ròng mạnh ngành Dịch vụ tài chính, chiếm 75% tổng giá trị bán ròng của khối ngoại qua khớp lệnh, chủ yếu là SSI, VND, FUEVFVND và E1VFVN30. Ngoài ra họ cũng bán ròng ngành Ngân hàng (VPB, VCB, STB, LPB).
Nhà đầu tư cá nhân chuyển sang mua ròng 3.378,2 tỷ đồng trên HOSE, trong đó mua ròng qua khớp lệnh là 4.372,3 tỷ đồng. Top các cổ phiếu được mua ròng gồm NVL, VPB, STB, SSI, VCG, HPG. Trong khi đó họ bán ròng chủ yếu VNM, CTG, SHB, VIC, DGC, DXG, HSG.
Diễn biến mua bán ròng ở từng cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân khá đối ứng với mua bán ròng của khối ngoại.
Tổ chức trong nước bán ròng hơn 2.113 nghìn tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh họ bán ròng hơn 3 nghìn tỷ đồng. Họ mua ròng khớp lệnh nhiều nhất TPB, VIC, SHB, SSB, VHM, DXG, VND và bán ròng chủ yếu là NVL, VPB, SSI, VCG, MWG, HPG
Tự doanh bán ròng 1.284,8 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh họ mua ròng 1.499 tỷ đồng. Họ mua ròng khớp lệnh nhiều nhất FUEVFVND, E1VFVN30, CTG, VNM, HPG, GMD, NLG. Họ bán ròng khớp lệnh mạnh nhất ACB, VPB, NVL, TPB, STB và FPT.
Ngành có tỉ trọng phân bổ dòng tiền đạt đỉnh 10 tháng hoặc tiếp tục duy trì ở mức cao, bao gồm Bất động sản, Chứng khoán, Bán lẻ và Xây dựng. Ngoại trừ BĐS, các ngành còn lại có giá tăng trong tháng 8.
Ngành có tỉ trọng phân bổ dòng tiền chạm đáy 10 tháng, bao gồm Ngân hàng, Thép và Dầu khí, và chỉ số giá gần như đi ngang hay thậm chí giảm tương đối mạnh so với tháng trước.
Trong tháng 8/2023, hầu hết các nhóm ngành có giá tăng đi cùng với dòng tiền cải thiện, dẫn đầu là Công nghệ Thông tin, Dịch vụ Tài chính, Ô tô và Phụ tùng, Hóa chất. Ngược lại, Hàng cá nhân, Y tế và Dầu khí có giá giảm và thanh khoản giảm.
Xét theo nhóm vốn hóa, tỉ trọng giá trị giao dịch của các cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 cải thiện nhẹ trong khi nhóm vốn hóa vừa VNMID và VNSML ghi nhận giảm mạnh.