Các nhà đầu tư đang bị giằng co theo hai hướng, khi dữ liệu kinh tế gần đây báo hiệu suy thoái sắp xảy ra, nhưng thị trường chứng khoán liên tiếp ghi nhận làn sóng tín hiệu tăng giá.
Chiến lược gia thị trường Ryan Detrick của Tập đoàn Carson cho biết: “Hơn hai thập kỷ qua, tôi chưa bao giờ thấy thời điểm nào mà gần như mọi người đều đồng tình rằng suy thoái kinh tế đang đến và cổ phiếu sẽ lao dốc. Nhưng dữ liệu lại không thể hiện điều đó”.
Theo ông Detrick, các nhà đầu tư nên tập trung nhiều hơn vào thị trường chứng khoán, vì nó thường báo trước những biến động của nền kinh tế.
Nói cách khác, đợt bán tháo 20% của thị trường chứng khoán vào năm ngoái đã báo hiệu cho nền kinh tế suy yếu thể hiện qua dữ liệu về sản xuất được công bố gần đây. Và sự phục hồi ấn tượng kể từ đó đang phát tín hiệu cho thấy nền kinh tế sẽ gặp ít khó khăn hơn trong quá trình phục hồi vài quý tới.
“Chúng tôi là một nhóm nhỏ những người cho rằng nước Mỹ vẫn tránh được suy thoái trong năm nay. Một số tín hiệu thị trường chứng khoán tăng mạnh mà chúng ta thấy trong vài tuần qua thực sự có thể dự báo hiệu suất cổ phiếu tiếp tục tăng”, vị chiến lược gia nói.
Quan điểm “suy thoái sẽ không xảy ra” của vị chiến lược gia được chứng minh bởi thực tế là nền kinh tế đã tạo thêm gần 6 triệu việc làm trong vòng 15 tháng qua.
Rất nhiều chỉ báo tích cực khác loé lên trong năm nay. Ông Detrick cho rằng tín hiệu nào phát ra cũng chỉ như muối bỏ bể. Nhưng khi gom tất cả các tín hiệu tích cực về độ rộng của thị trường lại với nhau, khả năng cao thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục tăng trong năm 2023.
Kết hợp các tín hiệu kỹ thuật về đợt tăng giá với dữ liệu việc làm ổn định và tâm lý các nhà đầu tư, chiến lược gia Detrick tin rằng mọi người đang có trong tay một “ly cocktail” tổng hợp những yếu tố bất ngờ giúp thị trường đi lên.
Dưới đây là 7 tín hiệu sẽ giúp thị trường tiếp tục tăng trong thời gian còn lại của năm:
1. Khi S&P 500 có lợi nhuận dương vào tháng 1, cả năm sẽ cao hơn 86%.
2. Khi S&P 500 tăng hơn 5% vào tháng 1 sau một năm âm, cả năm sẽ tăng trung bình khoảng 30%.
4. Khi S&P 500 công bố mức tăng hàng quý liên tiếp ít nhất 5%, giống như hai quý vừa qua, thì thị trường chứng khoán đã cao hơn năm sau tới 87%, với mức tăng trung bình là 13,5%.
5. Khi S&P 500 tăng hơn 1% trong 5 ngày giao dịch đầu tiên của năm, cổ phiếu đã kết thúc năm cao hơn 87%, với mức tăng trung bình là 15%.
6. Khi S&P 500 tăng hơn 7% trong quý đầu tiên, S&P 500 chưa bao giờ bao giờ bị âm cả năm, với mức tăng trung bình là 23%.
7. Một chỉ báo hiếm hoi được sử dụng để xác định động lực thị trường chứng khoán đã xuất hiện trở lại sau lần gần nhất vào năm 2019. Đó là Chỉ báo Lực đẩy Bề rộng (Breadth Thrust Indicator) cực hiếm của Zweig. Sau khi chỉ báo này xuất hiện, chỉ số S&P 500 đã tăng trung bình 23%.
Theo MI