Trong vài tháng kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, “cỗ máy” kiếm tiền vững chắc trong nhiều thập kỷ của Nga đã gặp gián đoạn. Giá dầu - đóng góp đến một nửa tổng doanh thu ngân sách của Nga, đang bị phương Tây kiểm soát. Sau khi áp các lệnh trừng phạt, một số quốc gia dường như đã “né tránh” Nga. Dầu thô Ural của nước này cũng được bán với mức giá chiết khấu khá cao và liên tục ở mức thấp trong suốt năm 2022.
Tuy nhiên, các số liệu được công bố lại cho thấy một điều khác. Các doanh nghiệp quốc tế thông báo rằng họ sẽ không giao dịch với Nga thậm chí còn trước khi các lệnh cấm chính thức đối với hoạt động xuất khẩu dầu và sản phẩm dầu của Nga có hiệu lực vào tháng 12/2022. Nhiều bên mua ở châu Âu vẫn lặng lẽ “làm ăn” với Nga, chỉ là số lượng khách hàng đã giảm mạnh và nhiều người cho rằng Nga sẽ buộc phải hạ giá dầu.
Trên thực tế, kể từ khi lệnh cấm vận với dầu Nga được đưa ra vào tháng 12 nhưng đến mùa xuân thì một loại hình giao dịch mua bán dầu Nga ở châu Âu lại diễn ra sôi nổi. Các lô hàng dầu được “sang tay” ở các cảng thuộc Biển Bắc và Địa Trung Hải và với mức giá “hợp lý”.
Nhìn chung, dầu thô của Nga được mua bởi 3 nhóm riêng biệt và chỉ 1 trong số đó mua với mức giá được EU theo dõi chặt chẽ. Nhóm đầu tiên bao gồm các nhà máy lọc dầu kết nối với đường ống Druzhba sử dụng hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp của Nga, với mức giá được công khai ở Địa Trung Hải và tây bắc châu Âu. Các nhà máy này không có lựa chọn thay thế nào khác ngoài dầu Nga.
Nhóm thứ 2 bao gồm các nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu hoàn toàn hoặc một phần của đại gia dầu mỏ Nga là Rosneft và Lukoil, nằm từ Romania cho đến Hà Lan. Khối lượng các lô hàng dầu được cung cấp trực tiếp bởi các chủ sở hữu người Nga, thường thông qua các công ty thương mại được cấp phép ở châu Âu. Trong khi đó, nhóm thứ 3 là một số nhà máy lọc dầu vẫn sẵn sàng mua dầu Nga trên thị trường mở và chỉ các giao dịch của họ mới ảnh hưởng đến giá dầu Ural ở châu Âu.
Ngay từ những ngày đầu xảy ra xung đột, các công ty dầu châu Âu đã bị ngăn cản mua dầu thô của Nga. Sau đó, hầu hết các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước đề lựa chọn né tránh, song các doanh nghiệp tư nhân lại “chớp lấy” cơ hội.
Dữ liệu của Fuelling the War được tổng hợp bởi tạp chí Investigate Europe - chuyên theo dõi hành trình của tàu chở dầu từ các cảng của Nga, cho thấy, hầu hết các “chuyến đi” từ Nga đến Ý đều có địa điểm là nhà máy lọc dầu ISAB ở Sicily, thuộc sở hữu của Lukoil.
Trong khi đó, các tàu chở dầu đến Hà Lan lại neo đậu tại cảng Rotterdam để mang nguồn cung cho nhà máy lọc dầu Zeeland - mà Lukoil nắm giữ 45% cổ phần. Mô hình hoạt động điển hình của các nhà máy lọc dầu châu Âu được một số bên sở hữu là hợp đồng mua bán, trong đó các cổ đông cung cấp dầu của chính họ và trả phí xử lý cho nhà máy lọc dầu, sau đó nhận sản phẩm để bán tiếp. Lưu lượng tàu chở dầu từ Nga đến các cảng ở Rotterdam vẫn ổn định, được kết nối với nhà máy lọc dầu Esso và cơ sở lưu trữ Vopak - kết nối với 10 nhà máy lọc dầu ở Rotterdam.
Lukoil cũng sở hữu nhà máy lọc dầu chính của Bungary tại Burgas trên Biển Đen, cùng 1 nhà máy ở Constanta, Romania. Tất cả các tàu chở dầu thô của Nga đến Romania và Bungary đều được dỡ hàng tại các bến của nhà máy lọc dầu này.
Các nhà máy lọc dầu đó dường như đã thay đổi “cấu trúc” các lô hàng dầu của họ để tối đa hoá sản lượng dầu của Nga. Kể từ khi mâu thuẫn nổ ra, Ý đã nhập gấp đôi dầu của Nga từ 0,65 lên 1,3 triệu tấn/tháng, trong khi khối lượng của Bungary tăng từ 0,3 lên 0,7 triệu tấn vào tháng 10/2022.
Trong khi đó, các sản phẩm dầu mỏ lại khó có thể xác định nguồn gốc hơn nhiều so với loại dầu riêng biệt như Ural và cũng có thể “né” quy định. Dữ liệu từ Comext cho thấy giá dầu diesel và naphtha từ Nga không bị ảnh hưởng như giá dầu thô và doanh số bán các sản phẩm dầu mỏ của Nga sang châu Âu đã tăng lên.
Điều này giúp cho hoạt động buôn bán các sản phẩm dầu mỏ mang về những khoản lợi nhuận đầy hấp dẫn, cho các các nhà máy lọc dầu châu Âu sử dụng nguyên liệu thô của Nga và các nhà xuất khẩu của Nga. Hồi tháng 6, một báo cáo cho thấy lợi nhuận của loại sản phẩm này đạt mức 50-70 USD/thùng, trong khi mức trung bình chỉ là dưới 10 USD.
Toàn bộ công suất lọc dầu ở các nhà máy thuộc sở hữu của Nga đều mang lại lợi nhuận tương tự cho các ông chủ và không gặp trở ngại gì khi đưa sản phẩm ra thị trường. Các chi nhánh giao dịch được đăng ký ở nước ngoài của Lukoil và Rosneft như Litasco và Energopole sẽ mua dầu thô của Nga từ Lukoil hoặc Rosneft, vận chuyển đến các nhà máy lọc dầu để xử lý và nhận về một lô các sản phẩm được dán nhãn xuất xứ từ châu Âu. Sau đó, những lô hàng này được mua bán tự do trên thị trường châu Âu, lợi nhuận vẫn trở về các công ty mẹ.
Vì các công ty dầu mỏ của Nga không chỉ xuất khẩu dầu thô, mà trên thực tế họ còn nắm bắt được cơ hội lớn khi bán cả các sản phẩm dầu cho châu Âu, từ các nhà máy lọc dầu của Nga hoặc ISAB ở Sicily. Những “mánh khoé” như vậy đã thu họ thu về những khoản lợi nhuận lớn, mà không phải đóng thuế cho nhà nước.