CTCP PIV (mã PIV-UPCoM) vừa có thông báo giải trình cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp từ ngày 20/3 đến ngày 26/3/2024.
Cụ thể: từ ngày 20/03/2024 đến ngày 26/03/2024, cổ phiếu PIV của Công ty đã tăng trần 05 phiên liên tiếp, thuộc trường hợp phải giải trình theo Công văn số 2828/UBCK-VP ngày 16/05/2022 của ủy ban Chứng khoán Nhà nước hướng dẫn các Sở Giao dịch Chứng khoán về việc yêu cầu tổ chức niêm yết/tổ chức đăng ký giao dịch giải trình khi giá cổ phiếu tăng trần hoặc giảm sàn liên tiếp căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020.
Giải trình về việc cổ phiếu bất ngờ tăng gấp 2,6 lần thị giá lên 3.700 đồng/cp sau 7 phiên liên tiếp “tím lịm”. Công ty hoạt động kinh doanh của công ty bình thường, việc giá cổ phiếu PIV tăng trần 05 phiên liên tiếp là do cung cầu của thị trường, quyết định mua, bán cổ phiếu do các nhà đầu tư quyết định, nằm ngoài sự kiểm soát của Công ty.
Trước đó, hồi năm 2019, UBCKNN đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Hoàng Thị Hoài - nguyên Chủ tịch HĐQT PIV do bà Hoàng Thị Hoài - nguyên Chủ tịch HĐQT PIV sử dụng 42 tài khoản để liên tục mua bán, tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu PIV.
Ngoài ra, ông Đặng Quốc Hoàng (Hà Nội) bị phạt 70 triệu đồng do không công bố thông tin khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng và khi không còn là cổ đông lớn.
Cụ thể: ngày 07/5/2021, ông Đặng Quốc Hoàng đã thực hiện giao dịch mua 1.202.800 cổ phiếu PIV dẫn đến tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ sau giao dịch tăng từ 0% lên 6,94% số cổ phần có quyền biểu quyết của PIV, trở thành cổ đông lớn của PIV. Ngày 14/5/2021, Ông đã bán tổng cộng 342.800 cổ phiếu PIV và mua 100 cổ phiếu PIV dẫn đến tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ sau giao dịch giảm từ 6,94% xuống còn 4,96% số cổ phần có quyền biểu quyết của PIV, không còn là cổ đông lớn của PIV. Đến ngày 08/7/2021, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội chưa nhận được báo cáo thay đổi sở hữu cổ đông lớn của Ông đối với cổ phiếu PIV.
Theo báo cáo thường niên năm 2023, Công ty đạt hơn 6 tỷ đồng doanh thu thuần, gấp 27,3 lần năm 2022. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Công ty còn gặp nhiều khó khăn do yếu tố thị trường không thuận lợi, đây lại là lĩnh vực kinh doanh mới, chưa đem lại nhiều hiệu quả, cũng như chi phí xử lý các tồn đọng cao (chi phí tài chính, chi phí khác).
Trong đó, chi phí tài chính từ việc thoái vốn khoản đầu tư cổ phiếu BOT Cầu Thái Hà (xấp xỉ 3 tỷ đồng) và chi phí nộp phạt thuế (1,59 tỷ đồng) cao hơn thu nhập khiến PIV lỗ 5,57 tỷ đồng. Trong năm 2023, công ty không ghi nhận sự biến động vốn chủ sở hữu cũng như không thực hiện trả cổ tức.