Ở trong nước, giá gas hôm nay 14/9 vẫn ghi nhận sự “hạ nhiệt” đáng kể. Cụ thể, Công ty Cổ phần kinh doanh khí Miền Nam (Gas South) từ ngày 1/9, mỗi bình gas bán lẻ giảm 7.000 đồng/bình 12kg và giảm 26.000 đồng/bình 45kg.
Theo đó, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng không vượt quá 426.900 đồng/bình 12kg và 1.601.736 đồng/bình 45kg cho các sản phẩm thương hiệu Gas South như Gas Dầu Khí; VT Gas; A Gas; Đặng Phước Gas; Đak Gas; JP Gas.
Giá gas bình Petrolimex bán lẻ tháng 9/2022 tại thị trường Hà Nội là 423.100 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.692.300 đồng/bình công nghiệp 48kg, lần lượt giảm 7.300 đồng/bình 12 kg và 29.000 đồng/bình 48 kg (đã bao gồm VAT).
Theo Tổng Công ty Gas Petrolimex, nguyên nhân giảm giá lần này do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 9 ở mức 640 USD/tấn, giảm 25 USD/tấn so với tháng trước đó nên Tổng Công ty thực hiện điều chỉnh theo mức giảm tương ứng.
Giá gas trên thế giới vẫn cầm chừng quanh mức 8,2 USD/mmBTU trong ngày hôm nay, một phần do các nhà giao dịch tiếp tục phân tích về động lực cung ứng mùa Đông thì còn do dòng khí đốt tự nhiên từ Nga đến châu Âu dọc theo các tuyến đường quan trọng đã ổn định vào sáng thứ Hai, trong khi đường ống Nord Stream 1 vẫn đóng cửa. Các dòng khí đốt tự nhiên hướng Đông qua đường ống Yamal - Europe từ Đức đến Ba Lan vẫn ổn định.
Hiện, những người mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở châu Á được nhận định hưởng lợi từ việc giảm giá trong tuần này, do sản lượng dự trữ trong kho giảm bớt, sự sụt giảm nhu cầu tại Trung Quốc cùng với việc theo dõi cuộc họp khẩn cấp của Liên minh châu Âu.
Theo ông Edmund Siau - Nhà phân tích LNG tại công ty tư vấn FGE: Giá LNG giảm do người mua tại khu vực Đông Bắc Á tạm dừng các hoạt động đóng kho và nhu cầu của Trung Quốc suy yếu.
Trung Quốc đã yêu cầu các nhà nhập khẩu kiểm tra tồn kho như một biện pháp phòng ngừa trước mùa Đông và họ có thể mua thêm nhiên liệu trong những tháng tới nếu lượng dự trữ không đủ.
Cũng có nhiều lý do khác khiến giá gas khó tăng mạnh. Theo tập đoàn năng lượng nhà nước khổng lồ Gazprom của Nga, Đức hiện đã chuẩn bị tốt hơn cho tình trạng cúp điện vì kho khí đốt của họ đã được lấp đầy gần 85% và họ đang đảm bảo nguồn cung từ các nguồn khác.
Ngoài ra, những nhà giao dịch đang chăm chú theo dõi các thị trường khí đốt tự nhiên để xem liệu một số ít có thể đạt hoặc vượt quá 100 Bcf hay không, đặc biệt là dựa trên sức mạnh sản xuất gần đây.
Tuy nhiên, hợp đồng khí đốt tự nhiên kỳ hạn cũng đã tăng khoảng 115% trong năm 2022 do giá cao ngất ngưởng ở châu Âu trong bối cảnh nguồn cung liên tục bị gián đoạn từ Nga và châu Á khiến nhu cầu đối với xuất khẩu LNG của Mỹ tăng mạnh.
Do vây, dự kiến vào thứ 6 tuần này (ngày 16/9), các bộ trưởng năng lượng của EU sẽ họp để tìm ra cách để bảo vệ người dân và doanh nghiệp khỏi các hóa đơn năng lượng cao.