Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay đồng loạt đi ngang và dao động trong khoảng 65.000 - 70.000 đồng/kg. Trong đó, Yên Bái, Lào Cai và Hà Nam tiếp tục là những địa phương duy trì giá heo hơi ở mức 65.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Ở chiều ngược lại, mức giá heo hơi cao nhất khu vực 70.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hưng Yên, Thái Bình. Mức 66.000 - 67.000 đồng/kg được chứng kiến tại nhiều tỉnh thành như Nam Định, Ninh Bình và Thái Nguyên. Các tỉnh thành còn lại giữ nguyên giá ổn định là 68.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá heo hơi hôm nay không ghi nhận sự biến động so với ngày trước đó và dao động trong khoảng 63.000 - 70.000 đồng/kg. Trong đó, 70.000 đồng/kg tiếp tục là ngưỡng giao dịch cao nhất được ghi nhận tại Ninh Thuận và Bình Thuận. Tại Đắk Lắk thương lái đang thu mua heo hơi với giá 63.000 đồng/kg, còn tại Lâm Đồng và Quảng Bình tiếp tục duy trì mức giá 64.000 đồng/kg. Các tỉnh thành còn lại vẫn giao dịch ổn định trong khoảng 66.000 - 67.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi không ghi nhận biến động mới và dao động trong khoảng 62.000 - 70.000 đồng/kg. Cụ thể, mức giá cao nhất trong khu vực là 70.000 đồng/kg, được ghi nhận tại hai tỉnh Tây Ninh và Cà Mau. Thấp hơn hai giá, hiện tại An Giang, thương lái đang thu mua heo hơi với giá 68.000 đồng/kg. Trong khi đó, thương lái tại Hậu Giang đang giao dịch heo hơi với giá thấp nhất là 62.000 đồng/kg. Các tỉnh thành còn lại vẫn thu mua heo hơi ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 63.000 – 67.000 đồng/kg.
Bảng giá heo hơi hôm nay 30/8 tại các địa phương cao nhất/thấp nhất khu vực
Sau khi tiêm vắc xin phòng dịch tả heo châu Phi, nhiều đàn heo của các hộ dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có biểu hiện bất thường và chết hàng loạt. Trước đó, ở một số địa phương như: Bình Định, Phú Yên cũng đã xảy ra hiện tượng heo tiêm vắc xin do Công ty CP Thuốc Thú Y Trung Ương Navetco sản xuất bị chết.
Tại Đồng Nai, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả hoạt động thanh tra trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh đợt cuối năm 2021, có 9 cơ sở vi phạm về kinh doanh thức ăn chăn nuôi kém chất lượng và vi phạm về kinh doanh thức ăn chăn nuôi giả về chất lượng và các vi phạm khác với tổng số tiền phạt trên 45,5 triệu đồng.
Về kết quả phân tích kiểm tra chất lượng 50 mẫu thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, có 6/50 mẫu thức ăn chăn nuôi, thủy sản vi phạm về chất lượng, chiếm 12%. Trong đó có 3 mẫu thức ăn chăn nuôi, thủy sản vi phạm có chỉ tiêu không đạt chất lượng so với tiêu chuẩn đã công bố; 3 mẫu vi phạm giả về chất lượng có hàm lượng chất chính đạt dưới 70% so với hồ sơ công bố.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 858/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030 với mục tiêu phát triển chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu, quy định của thị trường tiêu thụ; Phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến nông sản đứng trong top 10 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030.
Mục tiêu cụ thể về cơ giới hóa nông nghiệp đối với từng lĩnh vực sản xuất: Sản xuất cây trồng chủ lực đạt trên 90% năm 2025, cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 70% năm 2030; Sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm đạt trên 80% năm 2025, cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 60% năm 2030; Cơ giới hóa sản xuất nuôi trồng thủy sản đạt trên 70% năm 2025, đạt trên 90% năm 2030; Đánh bắt, bảo quản trên tàu cá đạt 85% năm 2025 đạt trên 95% năm 2030.
Về phát triển chế biến, bảo quản nông sản, tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp chế biến nông sản đạt trên 8%/năm vào năm 2025 và 10%/năm vào năm 2030; Trên 70% số cơ sở chế biến, bảo quản nông sản chủ lực đạt trình độ và năng lực công nghệ trung bình tiên tiến trở lên; Tổn thất sau thu hoạch các nông sản chủ lực giảm từ 0,5 - 1 %/năm; Tỷ trọng giá trị xuất khẩu nông sản chủ lực đạt 60% là sản phẩm chế biến....