Cụ thể, giá thép hôm nay ghi nhận thép thế giới giao tháng 1/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải ghi nhận giảm 98 Nhân dân tệ xuống mức 3.588 Nhân dân tệ/tấn.
Giá thép giao kỳ hạn tháng 5/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải cũng giảm 90 Nhân dân tệ, xuống mức 3.543 Nhân dân tệ/tấn.
Nhà máy thép tại châu Âu đóng cửa hàng loạt vì thiếu khí đốt
Tại châu Âu, ngành thép đang phải đối mặt khủng hoảng vì giá khí đốt tăng cao. Việc Nga cắt giảm khí đốt để trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây đang mang đến nhiều thiệt hại cho khối này. Cho đến nay khoảng 3 triệu tấn thép không gỉ của EU đang đứng trước rủi ro. Với chi phí năng lượng tăng cao, nhiều nhà máy đang không đủ khả năng để sản xuất.
Cụ thể, vào đầu tháng 8, nhà máy Aperam của Bỉ đã đóng cửa cơ sở ở Genk. Tiếp đó, công ty Acrinox của Tây Ban Nha tuyên bố sẽ cắt giảm sản lượng và đưa khoảng 85% nhân viên vào làm việc thời vụ.
Bên cạnh đó, nhà sản xuất thép lớn thứ hai thế giới, ArcelorMittal, là công ty mới nhất thông báo đóng cửa nhà máy ở châu Âu do giá khí đốt và năng lượng tăng cao. ArcelorMittal sẽ đóng cửa một trong hai lò cao của mình tại địa điểm luyện thép ở Bremen, Đức, từ cuối tháng 9 cho đến khi có thông báo mới.
Đại diện ArcelorMittal Germany cho biết, chi phí gas và điện cao đang gây áp lực lớn lên khả năng cạnh tranh. Đặc biệt hơn kể từ tháng 10 trở đi, chính phủ Đức sẽ phải chịu thuế khí đốt theo kế hoạch, điều này sẽ gây thêm gánh nặng cho các nhà sản xuất thép.
Đức – một cường quốc về sản xuất nguyên liệu nặng cũng không đứng ngoài cuộc khủng hoảng này. Một cuộc khảo sát của Hiệp hội các Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức, DIHK, cho biết cứ 6 công ty công nghiệp thì có 1 công ty cảm thấy buộc phải giảm sản lượng do giá năng lượng tăng cao. Con số khảo sát của 3.500 công ty thuộc mọi lĩnh vực ở Đức cho thấy, gần một phần tư số công ty buộc phải cắt giảm sản lượng và một phần tư khác đang trong quá trình thu hẹp sản xuất trở lại do giá năng lượng quá cao.
Dự kiến từ nay đến cuối năm, với việc các nhà máy thép châu Âu có nguy cơ rơi vào khủng hoảng, mối quan hệ giữa cung và cầu sẽ càng trở nên trầm trọng, điều này sẽ tác động mạnh đến giá thép trên toàn cầu.
Thép trong nước đi ngang từ sau phiên tăng mạnh 810.000 tấn ngày 31/8
Giá thép trong nước 5/9 vẫn đà đi ngang với phiên tăng cao nhất 810.000 đ/tấn tình từ mốc bật tăng trở lại ngày 31/8, chấm dứt gần 4 tháng với 15 phiên giảm liên tiếp.
Trước đó tại thị trường Trung Quốc, giá thép thanh vằn tương lai ngày 1/9 là 3.901 nhân dân tệ/tấn (564 USD/tấn), tăng 0,72% so với ngày trước đó, sau khi giảm 4% trong những ngày đầu tuần với mức cuối tháng 7.
Như vậy, sau 15 phiên giảm liên tiếp từ 11/5, thép trong nước đã đồng loạt đổi chiều tăng sốc, tăng cao nhất lên tới 810.000 đồng/tấn.
Giá thép tại miền Bắc
Cụ thể, tại miền Bắc, thép Hòa Phát điều chỉnh tăng 260.000 đồng/tấn và 150.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại này là 14,63 triệu đồng/tán và 15,28 triệu đồng/tấn.
Với thép Việt Ý, CB240 và D10 CB300 lần lượt tăng 430.000 đồng/tấn và 220.000 đồng/tấn lên 14,57 triệu đồng/tấn và 15,02 triệu đồng/tấn. Về thép Việt Đức, hai loại thép trên tăng 600.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn lên 14,64 triệu đồng/tấn và 15,15 triệu đồng/tấn.
Với thép Miền Nam, giá CB240 và D10 CB300 theo thứ tự là 15,02 triệu đồng/tấn và 15,63 triệu đồng/tấn sau khi cùng tăng 300.000 đồng/tấn.
Về thép Thái Nguyên, hai loại trên là 14,62 triệu đồng/tấn và 15,17 triệu đồng/tấn sau khi tăng 210.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn.
Còn với Pomina, CB240 và D10 CB300 tăng 200.000 đồng/tấn và 210.000 đồng/tấn lên 15,08 triệu đồng/tấn và 15,79 triệu đồng/tấn.
Công ty Gang thép Tuyên Quang là đơn vị tăng giá cao nhất với mức tăng lần lượt 500.000 đồng/tấn và 810.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại thép này lần lượt là 14,64 triệu đồng/tấn và 15,1 triệu đồng/tấn.
Tương tự miền Bắc, thép Hòa Phát đồng loạt tăng giá với 2 sản phẩm của hãng. Cụ thể, dòng thép cuộn CB240 lên 14.670 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm xuống còn 15.280 đồng/kg.
Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 có giá 14.340 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.250 đồng/kg.
Thép VAS, với thép cuộn CB240 lên mức 14.410 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.670 đồng/kg.
Thép Pomina, với thép cuộn CB240 hiện có giá 15.080 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.790 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát điều chỉnh tăng nhẹ giá bán, dòng thép cuộn CB240 tăng 250 đồng, ở mức 14.670 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 50 đồng, có giá 15.280 đồng/kg.
Thép Việt Đức không có biến động, với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 có giá 14.340 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.250 đồng/kg.
Thép VAS, với thép cuộn CB240 tăng 300 đồng lên mức 14.440 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.670 đồng/kg - tăng 80 đồng.
Thép Pomina tăng giá trở lại, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.080 đồng/kg - tăng 200 đồng; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.790 đồng/kg - tăng 210 đồng.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát, với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 tăng 3300 đồng lên mức 14.800 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.090 đồng/kg - tăng 110 đồng.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 từ mức 14.670 đồng/kg tăng 210 đồng, hiện có giá 14.880 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.690 đồng/kg - tăng 410 đồng.
Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 tăng 270 đồng, lên mức 14.210 đồng/kg; tương tự, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.510 đồng/kg - tăng 170 đồng.