Trong khi đó, vàng thế giới hiện ở mốc 2016 USD.
Giá vàng trong nước hôm nay
Tại thời điểm khảo sát lúc 5h00 ngày 8/5, trên sàn giao dịch của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC, vàng SJC đang là 66,35 triệu đồng/lượng mua vào và 67,05 triệu đồng/lượng bán ra.
Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý, thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 66,40 – 67,10 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Giá vàng 9999 được DOJI được niêm yết ở mức 66,40triệu đồng/lượng mua vào và 67,10triệu đồng/lượng bán ra.
Giá vàng Vietinbank Gold đang niêm yết ở mức 66,50 triệu đồng/lượng mua vào và 67,12 triệu đồng/lượng bán ra.
Giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng được doanh nghiệp giao dịch ở mức 66,42 - 67,08 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá 2 chiều 56,28 - 57,28 triệu đồng/lượng.
Giá vàngthế giới hôm nay
Theo Kitco, giá vàng thế giới ghi nhận lúc 5h00 hôm nay theo giờ Việt Nam giao ngay ở mức 2.016,790 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá hiện hành tại Vietcombank, vàng thế giới có giá khoảng 57,14 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí). Như vậy, giá vàng miếng của SJC vẫn đang cao hơn giá vàng quốc tế là 9,91 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 1,5%, xuống mức 2.024,30 USD.
Theo Kitco, những lo ngại về điều kiện tín dụng và cuộc tranh luận về trần nợ sẽ giữ giá vàng ở mức cao lịch sử trong vài tháng tới.
Edward Moya, Nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA chia sẻ với Kitco News: “Những lo lắng về ngành ngân hàng tạm lắng xuống. Tuy nhiên, nhìn chung, rủi ro vẫn tăng cao, các điều kiện tín dụng sẽ tiếp tục bị thắt chặt. Và cuộc họp của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tiếp tục đàm phán về trần nợ”.
Nhà kinh tế hàng hóa Edward của Capital Economics cho biết, thị trường vàng sẽ tiếp tục tăng giá cho đến khi vấn đề trần nợ và tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng được giải quyết. “Mối lo ngại về các ngân hàng và trần nợ của Mỹ sẽ giữ giá vàng ở mức cao lịch sử trong vài tháng tới. Giá vàng đang được hưởng lợi từ nhu cầu trú ẩn an toàn liên quan đến các rắc rối xoay quanh lĩnh vực ngân hàng”, ông nhấn mạnh.
Chính quyền Washington hiện đang bế tắc về việc tăng trần nợ của Mỹ, điều này làm tăng nguy cơ vỡ nợ trong thời gian tới.
RBC Wealth Management đã cảnh báo rằng, bối cảnh kinh tế và chính trị của năm nay là “một trong những thách thức lớn nhất”.
Lần cuối cùng trần nợ thực sự làm rung chuyển thị trường là vào năm 2011, và có một số điểm tương đồng giữa thời điểm đó và hiện tại.
Theo Gardner, năm 2011, Mỹ đã đạt trần nợ vào ngày 16-5 và sau nhiều tranh cãi chính trị, đã thông qua luật tăng trần nợ vào ngày 1-8. Vào thời điểm đó, giá vàng đã tăng 9% so với tháng trước, điều này có lẽ là một phần do những lo ngại về tài chính của chính phủ Mỹ.
Theo Capital Economics, những vấn đề này có thể gây khó khăn cho thị trường trong vài tháng tới, điều này sẽ giữ vàng trụ vững ở trên mức 2.000 USD.
Mức hỗ trợ chính của vàng hiện tại là 1990 USD và ngưỡng kháng cự đầu tiên có thể là 2040 USD
Moya nhận định: “Hiện tại Fed đã hoàn thành quá trình tăng lãi suất. Cuộc họp tháng 6 có thể sẽ tạm dừng. Các động lực chính của vàng sẽ là trần nợ, mối lo ngại về ngân hàng và rủi ro suy thoái”.