Theo một nghiên cứu từ nền tảng nhân sự HiBob, khi đề cập đến mục tiêu về công việc của Millennials (sinh năm 1981-1996) và Gen Z (sinh năm 1997-2012), hai nhóm nhân khẩu học này có suy nghĩ riêng biệt.
Damien Andreasen, phó chủ tịch của HiBob, cho biết phần lớn kết quả đều hướng đến cách tiếp cận và những chuẩn mực khác nhau mà các thế hệ cân nhắc khi đi làm.
Những người sinh năm 1981-1996 thường quan tâm đến động lực để thúc đẩy bản thân.
"Họ sẽ hỏi ‘Tại sao tôi lại làm điều này? Tác động của tôi là gì? Tôi đang cung cấp gì cho ngành công nghiệp lớn hơn?'. Họ nhận thức rất rõ mục đích trong công việc và sự phát triển phía trước, ít nhất là 6-12 tháng”, ông Andreasen nói với News.com.
Thế hệ này còn chú ý đến một công việc có ý nghĩa cho bản thân họ, tạo dựng mối quan hệ tốt với người quản lý, được tiếp cận công nghệ mới nhất và văn hóa công ty.
"Miễn là Millennials có cơ hội phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp, họ sẽ hạnh phúc", Eclincher đúc kết.
Nhưng với những người sinh năm 1997-2012, các nhà tuyển dụng cần phải đưa ra mức lương đủ hấp dẫn.
Điều đó cho thấy khoảng thời gian nắm giữ vị trí hiện tại của một nhân sự đã bị thu hẹp đáng kể.
Phó chủ tịch của HiBob nhận xét đây là điểm đặc trưng trong cách nghĩ của thế hệ Z.
“Khi nói đến Gen Z, yếu tố hấp dẫn họ là những công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp mở rộng quy mô”, ông Andreasen nói.
Các nguyên tắc từng được coi là bình thường đã thay đổi khá nhiều kể từ khi những nhân sự Gen Z gia nhập lực lượng lao động.
Bên cạnh thu nhập, thế hệ Z cũng mong muốn cấp trên thể hiện rõ ý định đầu tư vào các kỹ năng của họ để tiếp tục thăng tiến.
“Đó là điều chưa bộc lộ ở các thế hệ trước”, Andreasen nói thêm.
Sự thiếu hụt nhân tài trên thị trường cũng là một yếu tố củng cố cho cách tiếp cận của Gen Z. Nhiều người sẽ không ngần ngại rời đi nếu ông chủ không thể cung cấp thêm quyền lợi.
Mặt khác, Gen Z không cứng nhắc trong việc "work from home" như một số người vẫn nghĩ. Họ thích lịch trình kết hợp linh hoạt ở văn phòng hoặc bất cứ nơi nào họ muốn.